Theo ThS-BS Huỳnh Kim Dung, sau ca mổ, để có thể phục hồi nhanh, các mẹ sinh mổ sẽ cần được chăm sóc đúng cách. Do đó, các mẹ mới sinh cần lưu ý đặc biệt về việc chăm sóc vết thương, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sau sinh. Mẹ bầu sinh mổ và kinh nghiệm cần biết giúp các bà bầu cùng Sense tham khảo thêm nhé!

Với những người lần đầu làm mẹ thật không khỏi bỡ ngỡ nhất là khi bác sĩ báo cần phải mổ. Kinh nghiệm sinh mổ hữu ích mà Sense tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu sắp sinh sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi vượt cạn. Khi nhận biết những lợi ích cũng như nguy cơ từ sinh mổ, việc chăm sóc sau sinh cũng sẽ đi đúng hướng hơn.

KINH NGHIỆM SINH MỔ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Mang thai lần đầu, mẹ bầu có nhiều băn khoăn về thời điểm “vượt cạn”. Nhiều mẹ bầu vì các lý do khác nhau như sức khỏe; hoặc muốn mổ thai chủ động; hay sợ cơn đau tử cung của đẻ thường… mà chọn hình thức sinh mổ.

Kinh nghiệm sinh mổ hữu ích sẽ giúp mẹ bầu sắp sinh sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi vượt cạn. Khi nhận biết những lợi ích cũng như nguy cơ từ sinh mổ, việc chăm sóc sau sinh cũng sẽ đi đúng hướng hơn. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về kinh nghiệm đẻ mổ. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm sinh mổ, chúng ta cần hiểu về phương pháp sinh này. Sinh mổ là một thủ thuật phẫu thuật được thực hiện khi không thể sinh con bằng đường âm đạo. Sinh mổ có thể lên kế hoạch trước khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ gọi là mổ chủ động; hoặc theo chỉ định của bác sĩ gọi là sinh mổ cấp cứu.

Khi thực hiện sinh mổ, sản phụ được gây tê để giúp mẹ có thể nhận biết được sự ra đời của bé yêu và từng thao tác của bác sĩ. Nhưng sản phụ sẽ không có cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Sinh mổ là một phương pháp an toàn với tỷ lệ tử vong thấp và hạn chế những tình huống khó như khi sinh thường.

Kinh nghiệm sinh mổ mẹ cần chuẩn bị

Dưới đây là những kinh nghiệm sinh mổ, mẹ nên chuẩn bị theo:

  • Chuẩn bị cho các xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Thảo luận cùng các bác sĩ về phương pháp gây tê.
  • Cần chuẩn bị số lượng đồ đạc cho bản thân và bé thích hợp để ở lại bệnh viện vài ngày sau khi sinh.
  • Giữ tâm lý bình tĩnh, tin tưởng vào các bác sĩ và tự tin bạn sẽ vượt qua ca sinh dễ dàng.

Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và phức tạp, do đó sau sinh, mẹ cần quan tâm chăm sóc vết mổ đúng bằng cách

NHỮNG LỢI ÍCH TỪ SINH MỔ

Trong số những kinh nghiệm sinh mổ, mẹ không nên chỉ tập trung vào những mặt tiêu cực của phương pháp này như lời đồn đại. Thực tế, trong những ca sinh mổ, các mẹ cũng có được những lợi ích.

Trong suốt quá trình đau đẻ, các cơn co thắt giữa âm đạo và đáy chậu có thể diễn ra một cách cực kỳ đau đớn. Nếu sinh mổ, mẹ có thể tránh được cơn đau này. Ngoài ra, sinh mổ giúp mẹ chủ động hơn khi dự kiến được ngày sinh của bé. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có một số lợi thế nhất định:

  • Giảm nguy cơ thiếu máu sau khi sinh.
  • Không trải qua cơn đau chuyển dạ và vùng chậu sau khi sinh.
  • Giảm nguy cơ sa tử cung.

Thông thường, các bác sĩ ít khuyến khích việc sinh mổ và chỉ áp dụng khi xảy ra những biến chứng trong ca sinh thường. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều mẹ chọn sinh mổ chủ động bởi nhiều lý do khác nhau.

Theo các kinh nghiệm sinh mổ được các mẹ chia sẻ, sau khi sinh, mẹ và bé có thể đối mặt với khá nhiều vấn đề sức khỏe. Theo các thống kê, những vấn đề thường xảy ra với các mẹ sinh mổ bao gồm:

1. Đau sau khi mổ

Sinh thường có thể khiến mẹ đau đớn đến mức “không thể chịu nổi”. Tuy nhiên cơn đau này chỉ diễn ra trong thời gian chuyển dạ và biến mất ngay sau khi bé ra đời. Còn với sinh mổ, cơn đau từ vết mổ sẽ kéo dài trong vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau khi sinh mổ lâu hơn so sinh thường. Vì thế, khi chuẩn bị các kinh nghiệm sinh mổ, mẹ không thể bỏ qua bước giảm đau khi sinh.

2. Nguy cơ nhiễm trùng

Trước khi bước vào ca phẫu thuật, mẹ sẽ được tiêm kháng sinh, tuy nhiên vẫn có nguy cơ nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng từ vết thương
  • Viêm tử cung
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kinh nghiệm sinh mổ giúp mẹ tránh nguy cơ này là vệ sinh vết mổ đúng cách; ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng; uống thuốc theo toa đã được kê khi xuất viện; và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ kiểm tra; hoặc kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng nếu có.

3. Nguy cơ từ những cục máu đông

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hiện tượng máu đông. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, kinh nghiệm sinh mổ là mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào sau khi sinh.

4. Tác hại của việc gây mê

Trước quá trình mổ đẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho mẹ khiến những bộ phận xung quanh vùng bụng bị tê liệt. Mẹ sẽ không có cảm giác đau đớn, tuy nhiên gây mê cũng gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dù không phổ biến nhưng có thể diễn ra trong vòng 1 tuần sau khi sinh.
  • Một số mẹ bị chứng đau đầu trầm trọng sau khi sinh mổ.

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất ổn, theo kinh nghiệm sinh mổ mẹ cần chủ động liên lạc ngay với các bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách xử lý.

5. Dính ruột, tắc ruột

Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi sinh mổ. Một kinh nghiệm sinh mổ hữu ích để tránh tình trạng này; đó là các mẹ cần cố gắng vận động càng sớm càng tốt ngay sau khi được ra khỏi phòng hồi sức.

Với các mẹ mới sinh có cơ địa mập hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai thì cần lưu ý không nên ăn quá nhiều

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SAU SINH MỔ ĐUNG CÁCH ĐỂ NHANH PHỤC HỒI

* Chăm sóc vết thương

Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và phức tạp, do đó sau sinh, mẹ cần quan tâm chăm sóc vết mổ đúng bằng cách:

  • Mẹ sinh mổ chưa đi được thì có thể lau mình tại giường. Đến ngày thứ 3, khi đã có thể đứng lên và đi, mẹ có thể tắm, gội đầu nước ấm. Thực chất, bề mặt da nhiều vi khuẩn nên việc tắm, gội sạch sẽ không giúp mẹ không bị nhiễm trùng vết mổ mà còn giúp cơ thể sạch sẽ, tinh thần thoải mái, tâm trí thư giãn.
  • Mẹ sinh mổ cần được thay băng sát trùng 2 lần vào ngày thứ 3 sau mổ và ngày xuất viện. Trường hợp có vấn đề về vết mổ, băng bị ướt mới cần thay mỗi ngày. Nếu mẹ sinh mổ được dùng keo sinh học thì không cần băng lại nên không cần thay băng.
  • Tốc độ hồi phục vết thương mỗi người mỗi khác. Với các mẹ sinh mổ mà có thể đứng dậy sớm, tập đi tốt, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ phục hồi nhanh.
  • Khi xuất viện về nhà sau 2 ngày, mẹ có thể tháo băng luôn, bạn sẽ thấy vết thương đã liền. Lúc này để đảm bảo yếu tố vệ sinh cơ thể, bạn có thể tắm rửa kỳ cọ như bình thường. Lưu ý là các mẹ mới sinh đừng vì lý do nào đó mà sợ đụng nước hoặc nghe lời người xưa nên kiêng đánh răng, kiêng tắm sau sinh. Bản thân mình trong quá trình thăm khám hậu sản đã từng gặp trường hợp nhiễm trùng vết mổ do mẹ sau sinh về nhà không tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.

* Dinh dưỡng sau sinh mổ:

Sau sinh mổ để tránh tăng cân, táo bón sau sinh, mẹ cần:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn
  • Uống nhiều nước
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất
  • Ngủ đủ giấc.

Với các mẹ mới sinh có cơ địa mập hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai thì cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, cần cân đối đa dạng các loại thực phẩm. Với các mẹ không cho con bú, muốn nhanh lấy lại vóc dáng và tránh béo phì thì cần phải giảm khẩu phần ăn.

Mẹ sau sinh ít thì cần tăng cường uống nước, sữa ít béo, ăn thêm các loại hạt tốt cho bà bầu, đậu, tránh ăn nhiều chất béo đồ ngọt. Ngoài ra, mẹ đừng quên âu yếm bé thường xuyên, cho bé mút vú mẹ để kích thích cơ thể tiết sữa. Sau sinh, mẹ vẫn tiếp tục uống viên bổ sung sắt, canxi trong khoảng 3 tháng.

* Tập luyện sau sinh mổ đúng cách giúp mẹ phục hồi nhanh:

Để có thể phục hồi nhanh sau ca mổ, mẹ mới sinh nên:

  • Sau ca mổ, hãy cố gắng cử động tay chân tại giường
  • Sau ca mổ 12 – 24 giờ, hãy:
    • Cố gắng thử ngồi dậy, đặt chân xuống giường, nếu bạn không thấy chóng mặt hay đau thì từ từ đứng lên. Nếu cảm thấy đi được thì hãy thử đi vài bước.
    • Lưu ý là khi đứng dậy bước đi, bạn có thể thấy chóng mặt vì đang ở tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng, đồng thời sản dịch có thể chảy ào ra. Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh, thay băng vệ sinh và theo dõi thêm. Nếu máu vẫn chảy cần báo nhân viên bác sĩ. Khi nằm trong phòng hồi sức hay bất cứ lúc nào thấy đau, mẹ cũng nên báo cho bác sĩ biết để được cho thêm thuốc giảm đau. Điều này giúp mẹ vận động tốt, nhanh hồi phục và có thể cho bé bú mẹ được.

Lợi ích của việc vận động sớm sau sinh là giúp tuần hoàn tốt, phổi sạch sẽ, hồi phục vết thương tốt, kích thích tiết niệu – nhu động ruột hoạt động hiệu quả từ đó giúp giảm đầy hơi, chướng bụng… Ngoài ra, đi bộ sau sinh còn giúp phòng ngừa đông máu gây thuyên tắc mạch, thuyên tắc phổi…

Mẹ phục hồi nhanh, bé miễn dịch tốt hơn nếu được chăm sóc tốt

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH MỔ CÓ KHÓ NHƯ BẠN NGHĨ?

Dưới đây là những kinh nghiệm đẻ mổ cho thấy.

1. Dễ gặp vấn đề về hô hấp

Đối với ca sinh thường, quá trình diễn ra cơn co thắt sẽ rất có lợi cho phổi của em bé. Các cơn co thắt cản trở lượng oxy từ máu đi qua nhau thai; khiến nhịp tim của bé chậm hơn. Để vượt qua vấn đề này, em bé sẽ sản xuất ra một lượng hormone có tên catecholamine; giúp kích thích đường hô hấp của em bé.

Khi tử cung bị co bóp và chèn ép mạnh thì ngực sẽ bị nén; giúp tống các chất lỏng trong phổi ra ngoài và bé thở dễ dàng hơn. Bé sinh mổ không trải qua quá trình này nên hệ hô hấp thường yếu hơn.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ để giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp của bé; mẹ nên áp dụng “chiến lược” nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi vì, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và cho hệ hô hấp cho con.

2. Tăng nguy cơ hen suyễn

Các nghiên cứu tại Hà Lan và Na Uy đã khẳng định những em bé ra đời bằng phương pháp sinh mổ có nguy cơ bị hen suyễn cao trong tương lai. Theo kinh nghiệm sinh mổ, mẹ cần lưu ý theo dõi bé để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh hen suyễn. Với các dấu hiệu như hay bị khò khè; dễ mắc bệnh hô hấp; xanh xao; chậm lớn… Nếu nhận biết các dấu hiệu này, mẹ nên trao đổi cùng bác sĩ để biết các kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách.

Cho con bú ngay giúp trẻ nhận được nhiều lợi ích từ sữa non

3. Trẻ chậm được bú mẹ

Cho con bú ngay giúp trẻ nhận được nhiều lợi ích từ sữa non. Nhưng với những bà mẹ đẻ mổ, do đau đớn và nhiều trường hợp phải cách ly con nên việc cho con bú sẽ chậm và khó khăn hơn. Ngoài ra, các loại thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật cũng làm chậm quá trình tiết sữa; cản trở việc cho con bú; làm xáo trộn hành vi của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi muốn bú mẹ đúng cách.

Kinh nghiệm sau sinh mổ, mẹ nên đăng ký thực hiện da tiếp da để cho con bú ngay khi bé ra đời. Đây là cơ hội để bé được bú sữa mẹ sớm nhất. Trong trường hợp sữa mẹ về chậm, mẹ vẫn nên cho bé bú để kích thích sữa tiết ra nhanh hơn.

Sau khi về nhà, mẹ sau sinh vẫn nên duy trì việc tập luyện không nằm 1 chỗ để tránh ứ sản dịch, nhưng cần không mang vác nặng, không kích thích vùng bụng – vết mổ. Trong 3 tháng đầu sau mổ, mẹ không tập các bài tập nặng với bất kỳ lý do gì. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng hay tập các bài tập Kegel, yoga sau sinh, yoga cho mẹ và bé. Mẹ nên tập vào buổi sáng hay trưa vì nếu tập xong đói bụng và ăn thì nguy cơ tăng cân cũng không cao.

Tuy những nguy cơ khi sinh mổ là có thật; nhưng mẹ vẫn nên tin tưởng vào tiến bộ của y học và lạc quan về sức khỏe mự và bé với các kinh nghiệm sau sinh mổ. Những biện pháp như da tiếp da; tích cực cho con bú sữa mẹ; tích cực vận động sau khi sinh là kinh nghiệm sinh mổ giúp giảm các nguy cơ xấu về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hy vọng kinh nghiệm đẻ mổ sẽ giúp ích cho các bà mẹ sắp sinh con.

Sense chúc các mẹ vượt cạn thành công nhé!

>>Xem thêm: 




Để có một thai kỳ khỏe mạnh, trẻ sinh ra có thể trạng và trí thông minh phát triển tốt thì phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung các loại vitamin tổng hợp trước khi mang thai cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng,... để chăm sóc sức khỏe một cách tốt.

Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Việc đặt tên cho bé là điều các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Đặt tên thế nào cho bé trai mang lại may mắn, tài lộc và thành công cho bé trong tương lai. Đặt tên bé trai hay, tiền đồ rộng mở, hợp tuổi bố mẹ nhất năm 2023. Bố mẹ cùng tham khảo thêm cùng nước giặt an toàn cho bé Sense nhé!

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn