Nhưng đầu tiên, trước khi biết được làm sao để bé thay răng đẹp, cùng tìm hiểu độ tuổi thay răng sữa của bé. Lịch mọc răng sữa và thay răng sữa của trẻ, mẹ có biết? sẽ giúp quý vị tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Các bậc cha mẹ đều muốn " canh" để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:
LỊCH MỌC RĂNG SỮA CỦA TRẺ
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên Chiếc răng sữa đầu tiên ở trẻ thường mọc lên lần đầu khi bé được 6 - 8 tháng tuổi, một số có thể sớm hơn (3 - 4 tháng tuổi) hoặc trễ hơn đôi chút (9 - 12 tháng tuổi). Khi mọc răng, trẻ em rất hay khóc quấy, không chịu bú sữa, sốt cao,... Khiến không ít mẹ trẻ cảm thấy rất lo lắng.
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô
DẤU HIỆU BÉ MỌC RĂNG SỮA LẦN ĐẦU, PHỤ HUYNH NÊN BIẾT
Thông thường, khi bé mọc răng sữa lần đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
- Sốt cao: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất, khi bé chuẩn bị mọc răng sẽ thường bị sốt do hệ miễn dịch đang có sự thay đổi khi phụ huynh bắt đầu cho trẻ ăn dặm, điều này khiến các tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập vào, gây sốt ở trẻ em.
- Chảy nước dãi nhiều: Chảy nước dãi cũng là triệu chứng dễ thấy ở trẻ sắp mọc răng, việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bé nên phụ huynh không cần quá lo lắng.
- Quấy khóc liên tục: Khó chịu, mệt mỏi và bứt rứt trong người khiến bé thường quấy liên tục, ngủ không ngon giấc, một số trường hợp có thể khóc khá lâu khiến không ít mẹ trẻ lo lắng.
- Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi bé sắp mọc răng rất dễ bị nổi ban ở những vùng da khô quanh miệng khi tiếp xúc với nước bọt.
- Thích cắn: Khi bé sắp mọc răng sữa lần đầu thường cảm thấy rất bứt rứt ở vùng nướu răng. Do đó, bé sẽ cắn và nhai bất cứ thứ gì cầm được.
- Chán ăn, bỏ bú sữa: Do bị đau khi bé mọc răng sữa lần đầu, cộng thêm các triệu chứng khác xảy ra, bé thường không muốn bú sữa hay ăn dặm bất kì thứ gì, dù đó là sữa bình hay sữa mẹ
- Bị ho: Nước dãi chảy ra nhiều đôi khi sẽ khiến bé bị ho. Nếu ho không kèm theo các biểu hiện bất thường gì thì có thể trẻ chuẩn bị mọc răng.
- Bị tiêu chảy: Khi sắp mọc răng, bé thường hay bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường, mặc dù điều này chưa được chứng minh nhưng hầu hết các mẹ trẻ đều thấy như thế. Hơn hết, giai đoạn này trẻ em đang tập ăn dặm, vì thế hệ tiêu hóa của trẻ có sự thay đổi nên dễ gây tiêu chảy.sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy. Đến độ tuổi 7 - 8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.
Thông thường, để bé dễ chịu và giảm bớt được các dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng sữa lần đầu, các mẹ trẻ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Nhai rau củ làm dịu bớt cơn đau: Khi bé sắp mọc răng, phụ huynh có thể dùng cà rốt và dưa chuột cho bé cắn, những lát củ cải hoặc khoai tây chín cũng rất tốt nếu sử dụng. Các loại này không dễ bị trẻ cắn dứt, không có mùi nồng, không gây nguy hiểm lại chứa nhiều chất đường tự nhiên, rất tốt cho trẻ em.
- Cho bé tắm nước ấm: Khi tắm bé sẽ cảm thấy dễ chịu và phần nào quên đi cơn đau phụ huynh cũng có thể thả thêm vào chậu nước một vài món đồ chơi ưu thích của trẻ.
- Cho bé uống đồ mát: Phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ một số loại đồ mát bằng cách ép lấy nước để trẻ uống. Tuy nhiên, cần lựa chọn phù hợp.
Xay nhuyễn thức ăn dặm cho bé: Ngoài các loại bột, cháo dặm cho bé, phụ huynh cũng có thể xay nhuyễn thêm các loại rau, củ, quả bổ dưỡng, có tính mát và trộn vào thức ăn của bé.
Cho bé ngậm núm ti lạnh: Khi sắp mọc răng, bé dễ thích ứng hơn với các loại đồ lạnh, vì thế mẹ có thể cho trẻ ngậm bình nước lạnh vừa để giúp nướu răng bớt đau và dễ chịu hơn.
Massage nướu răng cho trẻ: Phụ huynh có thể sử dụng ngón tay đã sửa sạch để chà xát nhẹ nhàng lên phần nướu của bé, điều này khiến trẻ dễ chịu và cảm thấy thoải mái hơn.
Khi bé sắp mọc răng sữa, phụ huynh nên theo dõi cẩn thận và thường xuyên, bởi nếu các triệu chứng xảy ra có phần bất bình thường. Ví dụ: như sốt cao không dứt, bị tiêu chảy nhiều,.. Thì nên đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Đôi khi sẽ làm răng trẻ mọc lệch vào trong, nếu cha mẹ bỏ qua và không thực hiện những biện pháp can thiệp sớm, tình trạng này sẽ gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển của trẻ về sau.
Bé mọc răng sữa lần đầu: Thường xảy ra nhiều triệu chứng khác nhau khiến nhiều mẹ trẻ lo lắng, vì thế để an toàn và quá trình mọc răng của trẻ diễn ra thuận lợi, phụ huynh nên theo dõi thường xuyên và có các biện pháp hỗ trợ hợp lý.
Bé mọc răng sữa lần đầu: Thường xảy ra nhiều triệu chứng khác nhau khiến nhiều mẹ trẻ lo lắng
LỊCH THAY RĂNG SỮA Ở BÉ
Các bé thường hãnh diện khoe với bạn bề sự kiện này (dù ngoài mặt cũng tỏ ra mắc cỡ, nhất là khi vị trí rơi rụng là răng cửa), bé cảm thấy mình lớn hơn, không còn là những em bé với những cái răng sữa nhỏ xúi xiu nữa. Đấy là suy nghĩ của bé, còn mẹ, mẹ cảm thấy thế nào? Mẹ có băn khoăn gì không?
Răng sữa lung lay và rụng để nhường chôc cho răng vĩnh viễn - đối với các bé, đây là giai đoạn rất quan trọng, một cột mốc lịch sử đáng tự hào. Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi hay trễ hơn, khi bé được 8 tuổi. Các bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng khi bé được 12 hay 13 tuổi.
Làm sao để bé thay răng đẹp thì đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé là như thế nào; để giúp bé thay răng hợp lý và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ để đón những chiếc răng mới của bé mọc.
Quá trình thay răng của trẻ diễn ra theo trình tự như sau:
- 6 – 7 tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới → 2 răng cửa giữa hàm trên.
- 7 – 8 tuổi: 2 răng cửa bên hàm trên → 2 răng cửa bên hàm dưới.
- 9 – 11 tuổi: 2 răng hàm trên thứ nhất → 2 răng hàm dưới thứ nhất.
- 9 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm dưới.
- 10 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm trên → 2 răng hàm dưới thứ hai → 2 răng hàm trên thứ hai.
Ghi nhớ lịch thay răng này và kết hợp các mẹo dưới đây; cha mẹ sẽ không còn băn khoăn làm sao để bé thay răng đẹp nữa.
Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
LƯU Ý:
Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
Một trong những cách làm sao để bé thay răng đều đẹp chính là không nhổ trước những chiếc răng chưa lung lay. Việc nhổ răng trước khi chúng lung lay có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen hàng với các răng sữa khác; dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Ngoài ra, nếu cha mẹ nhổ răng bé quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé; hoặc là khiến nướu bị nhiễm trùng.
Nếu nhổ răng sữa cho bé quá muộn, thì răng vĩnh viễn không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc lệch, chen chúc. Vì vậy, làm sao để để bé thay răng đẹp, không bị hô móm chính là nhổ răng sữa đúng thời điểm, lúc răng sữa lung lay.
Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp? Cha mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ có lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo chải được sạch mảng bám. Thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh về nướu răng.
Cần mua cho bé loại kem đánh răng dành cho trẻ em có chứa flour để bảo vệ răng bé. Fluor là một khoáng chất hỗ trợ sự phát triển của xương và răng. Nó củng cố men răng (lớp bảo vệ bên ngoài răng) và giúp ngăn ngừa sâu răng.
Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé dùng kem đánh răng của người lớn; vì nồng độ fluor trong đó sẽ khá cao mà men răng của bé thì còn yếu; sẽ làm hỏng răng trẻ.
Đưa bé thăm khám răng định kỳ với bác sĩ
Ngoài việc đánh răng, làm sao để bé thay răng đẹp? Khám răng định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra răng thường xuyên trong giai đoạn trẻ thay răng là điều cần thiết để có bé được hàm răng khỏe mạnh.
Việc kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên cũng giúp tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vết sâu răng nào. Hãy đưa trẻ đi khám răng bất cứ khi nào bé kêu đau răng. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của một chiếc răng bị sâu hay một vấn đề răng miệng nào đó.
Hy vọng với những lưu ý mà nước giặt Sense chia sẻ trên đây, bé sẽ có bộ răng đáng mơ ước.
>>Xem thêm: