Inamori Kazuo là ai?
Kazuo Inamori được được mệnh danh là "Ông hoàng kinh doanh", "Bậc thầy triết lý cuộc sống". Ông sinh ngày 21/01/1932 tại thành phố Kagoshima (Kagoshima, Nhật Bản), có 6 anh chị em, cuộc sống cơ cực.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Kazuo Inamori trở thành một kỹ thuật viên bình thường, tham gia vào nghiên cứu và phát triển gốm sứ. Ông luôn quan niệm: "Than vãn, trách móc cuộc đời cũng không giúp được gì, nên tin rằng chúng ta làm việc chăm chỉ để có được tương lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng".
Vì vậy, ông đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả là, kết quả nghiên cứu của Kazuo Inamori đã được thương mại hóa thành công. Với sự giúp đỡ của những người khác, ông đã thành lập Công ty TNHH Gốm Kyoto (nay là Kyocera, chủ yếu sản xuất các sản phẩm gốm kỹ thuật, thiết bị in và thiết bị ngành ảnh) ở tuổi 27 (1959).
Ở tuổi 52 (1984), Kazuo Inamori thành lập Công ty Viễn thông (nay là KDDI). Cả hai công ty đều lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Năm 2010, Kazuo Inamori (78 tuổi) được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Hàng không Nhật Bản, tái cơ cấu và vực dậy công ty này vốn đang trên bờ vực phá sản chỉ hơn 400 ngày. Japan Airlines đã giảm lỗ đáng kể, tạo ra lợi nhuận chưa từng có trong lịch sử là 188,4 tỷ yên, so với mức lỗ khoảng 180 tỷ yên trong năm trước đó.
Trong cuốn tự truyện của mình, Kazuo Inamori từng nói: “Cuộc sống luôn đầy sóng gió, không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sẽ có sự xuất hiện của may mắn khiến người đời ghen tị, cũng sẽ gặp phải những thất bại và trải nghiệm bất ngờ. Tuy nhiên, điều quyết định cuộc sống không phải là may mắn hay xui xẻo, mà là trạng thái của tâm trí chúng ta. Càng khó khăn, càng không thể đánh mất hy vọng tốt đẹp; khi thành công, không được quên lòng biết ơn và khiêm tốn; duy trì thái độ tích cực, bắt đầu với những gì đang có, tập trung vào nó và làm hết sức mình. Con người chỉ cần có loại tâm thái này, bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi số mệnh” (tạm dịch).
Thành công vang dội trong kinh doanh cũng khiến Kazuo Inamori được đánh giá cao trong nước trong những năm qua. Là một bậc thầy truyền đạt triết lý kinh doanh, Kazuo Inamori đã thành lập Seiwajyuku (Trường giáo dục dành cho người lớn ở Kyōto), đến nay hoạt động gần 40 năm, mở rộng từ Nhật Bản đến Trung Quốc, Brazil, Hoa Kỳ và các nước khác, số lượng học viên đạt 13.000 người.
Trong tác phẩm "Cách sống", Kazuo Inamori hy vọng sẽ giúp các bạn vượt qua những khó khăn hiện tại, được chữa lành và giác ngộ.

3 BÀI HỌC GIÚP BẠN VƯỢT QUA CUỘC SỐNG, ĐI TÌM THÀNH CÔNG DỄ DÀNG
Nếu không hài lòng với cuộc sống hiện tại, bạn có thể tìm câu trả lời từ 3 bài học của Inamori Kazuo:
Không buông bỏ tư duy của người làm công thì cố gắng đến mấy cũng là kẻ nghèo nàn
Nhiều người bình thường rất hăng say nhiệt huyết, sống cháy hết mình, nhưng chỉ cần bước chân vào văn phòng thì chùn chân, mất tinh thần, mệt mỏi triền miên.
Trên thực tế, Inamori Kazuo cũng thấy rằng ngày càng có nhiều người không thích làm việc. Nhưng vì chút đỉnh tiền lương mà phải gắng gượng, đếm từng phút từng giây trôi qua.
Khi Inamori Kazuo đầu quân cho nhà máy sản xuất sứ cách điện quy mô nhỏ. Ai mà ngờ doanh nghiệp này đang trên bờ vực phá sản, đồng nghiệp lần lượt ra đi. Nhưng Inamori Kazuo lại thề cùng chiến đấu hết mình với doanh nghiệp.
Ông ăn ngủ trong phòng thí nghiệm, nỗ lực tìm cách sáng tạo ra sản phẩm mới. Ở tuổi 25, ông đã đạt được những thành tựu nghiên cứu khoa học tuyệt vời.
Câu hỏi đặt ra, bạn có phải là kiểu người dễ bỏ cuộc trong công việc không?
Cảm thấy không công bằng, tương lai lung lay, nhiều người quyết định dừng lại để tìm kiếm cơ hội mới. Điều này hoàn toàn đúng song liệu có khi nào họ thúc ép bản thân cố gắng hơn một chút, kiên trì với công việc hiện tại không?
Một vòng lẩn quẩn điển hình của dân làm công ăn lương hiện nay: đi làm và tan ca mỗi ngày để lấy tiền thưởng chuyên cần; vùi đầu vào công việc chỉ để sếp công nhận. Làm nhiều hơn một chút thì giãy nảy, tỏ ra oan ức, than thân trách phận.
Công ty trả bao nhiêu tiền, làm đúng bao nhiêu đó công việc, bỏ ra đúng công sức. Công ty không cho tiền xứng đáng theo công sức, đình công, buông xuôi tất cả.
Cách làm làm này nhìn có vẻ khôn khéo, nhưng lại ngu ngốc vì tự cắt đứt “duyên làm ăn” của mình.
Thứ hạn chế con người không phải là công việc, mà là sự mù quáng và tầm nhìn hạn hẹp

Tư duy “chỉ biết nghĩ cho mình” là căn nguyên của thất bại
Mùa thu 25 năm trước, Inamori Kazuo xuất gia tại chùa Enpuku-ji ở Kyoto.
Một buổi sáng lạnh lẽo, ông đến từng nhà để hóa duyên. Khi đi đến công viên, một bà lão dọn vệ sinh gọi ông lại và nhét cho ông 500 yên.
Người phụ nữ lớn tuổi trông không giàu có, nhưng sở hữu gương mặt phúc hậu và khỏe mạnh.
Inamori Kazuo cảm thán: "Nếu mọi người đều có tấm lòng vì người khác, số phận chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn".
Trên thực tế, chúng ta thường nói rằng điều cơ bản của việc giao tiếp giữa người với người là một loại trao đổi giá trị.
Bạn che dù cho người khác trong ngày mưa, người khác mới sẵn lòng dẫn đường cho bạn. Bạn thờ ơ với đời thì phải chấp nhận cuộc đời không quan tâm đến bạn.
Một kinh nghiệm xương máu mà người trưởng thành nào cũng nên biết là: Bạn đối xử với người khác như thế nào thì đối phương cũng đối xử với bạn theo cách đó. Đây là nguyên tắc vàng trong trao đổi giá trị.
Sống ở đời, bạn cho đi, âu cũng là một kiểu tích đức để mang về lợi lộc cho bản thân.

Tư duy tù túng là lồng nhốt nguy hiểm nhất
Trong công việc gặp phải khó khăn, chưa bắt đầu giải quyết mà đã đinh ninh rằng mình không làm được.
Cuộc sống gặp phải trắc trở, nếu không có người khác đến giúp thì bạn không chủ động nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Trên thực tế, mọi thứ đều không đến nỗi tồi tệ như vậy, chỉ là trong đầu bạn đang bị đè nặng bởi tư duy tù túng, tự phóng đại vấn đề, khiến bản thân bị trói buộc mà thôi.
Cuộc đời của Inamori Kazuo không hề suôn sẻ như mọi người vẫn nghĩ, thời thơ ấu bị chiến loạn tàn phá, trưởng thành lại liên tiếp chịu vô vàn thất bại.
Vận mệnh lần lượt vây đuổi chặn đường, nhưng ông lại không chấp nhận hiện thực, không chịu thua, tin tưởng vững chắc mình có thể tìm ra con đường sống.
Trong công việc, ông tập trung vào sự đổi mới và buộc mình phải suy nghĩ liên tục về việc phát triển các sản phẩm mới.
Trong học tập, ông đã thử sức và không bao giờ bị giới hạn trong một lĩnh vực cố định.
Trong cuộc sống, ông dám xông pha, trắc trở đường vòng cũng không sợ hãi.
Thử tưởng tượng, nếu không có kiểu tư duy rộng mở này, Inamori Kazuo đã phải vượt lên số phận bằng cách nào?
Bởi lẽ, ông hoàng kinh doanh Nhật Bản, bậc thầy triết lý Inamori Kazuo hiểu rằng: Chỉ khi biết phá vỡ tư duy tù túng, con người mới có thể tạo nên kỳ tích, thăng hoa trong cuộc sống.
>>Xem thêm: