Bướng bỉnh, ngang ngạnh, thích gây chuyện, hay chống đối…Ba mẹ cảm thấy khủng hoảng bởi sự thay đổi tính cách và thái độ của con ở tuổi lên 3? Hãy tìm hiểu ngay những cách xử lý thông minh này cùng Sense nhé.

Hẳn có nhiều mẹ sẽ thấy rất bất ngờ khi con mình là đứa trẻ ngoan hiền, biết nghe lời lại trở nên ngang bướng, hay vòi vĩnh ăn vạ, khóc lóc… thậm chí cãi hoặc đánh lại cha mẹ. Điều này xảy ra không chỉ với bé trai mà ngay cả các bé gái khi bước sang ngưỡng tuổi lên 3. Có thể nói, độ tuổi này tâm lý của trẻ thay đổi rất nhiều, muốn được tự lập và được thể hiện ý kiến cá nhân. Và nếu hiểu được tâm lý của trẻ cùng với sự "khủng hoảng" ở tuổi này, bố mẹ sẽ không phải quá lo lắng và không vội vàng "dán nhãn" con hư.

NỖI KHỦNG HOẢNG MANG TÊN: TUỔI LÊN 3

Ngang bướng, lì lợm, cứng đầu… chính là nỗi khủng hoảng của ba mẹ mang tên: trẻ lên 3. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, thường được gọi là “giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3”. Ba mẹ nắm bắt tâm lí con trẻ tốt và có cách hành xử thông minh, phù hợp thì việc “thuần hóa” các bé không phải điều quá khó khăn.

Nguyên nhân của khủng hoảng tuổi lên 3

Trẻ lên 3 bắt đầu nhận thức được nhiều điều xung quanh. Lúc này trẻ đã biết phân biệt giới tính, biết ba là đàn ông còn mẹ là phụ nữ. Trẻ đã biết tự làm một số việc như: tự chọn và mặc quần áo theo ý thích của mình, tự xúc ăn, muốn tự tắm và tự chải tóc… Trẻ ở lứa tuổi lên 3 bắt đầu xuất hiện khuynh hướng tự lập, muốn tự làm, không còn muốn phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn và luôn muốn khẳng định bản thân. Trẻ thường bắt chước và thích làm những việc mà người lớn làm.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là biểu hiện tâm lý bình thường ở trẻ nhỏ

Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ chỉ làm được một số việc đơn giản, chưa đủ khả năng làm nhiều việc như mình mong muốn. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi còn bị hạn chế, bé chưa thể diễn đạt hết những mong muốn của mình với người lớn, vì vậy, trẻ thường bị người lớn ngăn cấm, dọa nạt vì vậy tâm lí của trẻ bị ức chế, nên xảy ra những xung đột với người lớn, tỏ vẻ ngang ngạnh, không chịu nghe lời.

Một số biểu hiện khủng hoảng của trẻ lên 3

  • Trẻ không nghe lời người lớn: Vì muốn khẳng định bản thân, muốn mọi người phải chú đến mình nên trẻ thường làm ngược lại với những yêu cầu của người lớn.
  • Trẻ muốn gì là làm cho bằng được: Khi trẻ muốn thứ gì đó thì ngoan cố làm cho bằng được để thỏa mãn nhu cầu bản thân.
  • Trẻ thường hay vô lễ với người lớn: Trẻ trở nên bướng bĩnh, nói năng trống không và thậm chí hỗn, đánh người lớn.
  • Trẻ hay tự tiện: Trẻ muốn làm gì theo ý thích của mình, không muốn phụ thuộc, xin ý kiến của người lớn.
  • Trẻ tỏ ra chống đối, nổi loạn: Thể hiện rõ nhất là trẻ thường hay cãi bướng, không làm theo lời bố mẹ, trẻ có thể cào cấu, ẩu đả với bất cứ ai ra lệnh cho trẻ.

Khi trẻ cãi lời, ẩu đả, ngang bướng, ba mẹ đừng vội "dán nhãn" trẻ hư

Đây là một số biểu hiện tâm lí khủng hoảng của trẻ lên 3, tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lí đây là biểu hiện tâm lí hoàn toàn bình thường của con người. Thường con người trải qua ba giai đoạn khủng hoảng tâm lí: Tuổi lên 3, tuổi dậy thì và tuổi già. Ba mẹ cần hiểu tâm lí của trẻ để có cách cử xử đúng mực giúp trẻ bước qua giai đoạn khủng hoảng an toàn và không làm tổn hại đến tinh thần trẻ.

GIẢI PHÁP NÀO CHO BA MẸ ĐỂ VƯỢT QUA “KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3”?

Sinh con ra, nuôi con khôn lớn đã là điều không dễ dàng gì, dạy dỗ con nên người lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt với những bé ngang bướng thì quả thật đây là một thử thách khá lớn đối với bố mẹ. Hy vọng với các phương pháp mà bột giặt Sense gợi ý dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ “thuần hoá hổ con” của mình một cách dễ dàng hơn.

Động viên, khen ngợi trẻ

Thái độ, cách đối xử của người lớn có thể là một phần nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Nếu bố mẹ luôn trong trạng thái quát nạt, chỉ trích, coi thường thì trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, hình thành tâm lý chống đối, muốn khẳng định bản thân hơn. Vì thế, khi con cố gắng thực hiện một việc tốt, cho dù là nhỏ nhặt nhất như tự dọn đồ chơi, tự xúc cơm ăn…thì bạn hãy công nhận và dành cho trẻ những lời khen ngợi, âu yếm hoặc một phần thưởng nho nhỏ nào đó.

Hãy công nhận sự cố gắng của trẻ cùng những lời khen hoặc sự khuyến khích phù hợp

Đừng vội cáu gắt, tức giận khi thấy con làm sai mà hãy phân tích từ từ để bé hiểu. Bởi bé 3 tuổi sẽ bắt đầu học theo thái độ, cách cư xử của người lớn nên ba mẹ hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Bình tĩnh và kiên nhẫn

Bình tĩnh và kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để đối phó với các trẻ bướng bỉnh, cứng đầu.

Những lúc trẻ “dở chứng” thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận vì như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm. Tốt nhất, khi ấy, bố mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con, thận trọng trong giao tiếp và sử dụng giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể với trẻ. Sự trò chuyện sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.

Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, rồi từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con.

Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Trẻ nhỏ không thích khi bị bắt ép làm điều gì mà mình không thích, vì vậy bạn cần tạo ra nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn cho bé. Chẳng hạn: cho bé tự chọn bộ quần áo mà mình thích, tự ăn những món mình muốn, tự đánh răng hay là mẹ giúp (chắc hẳn bé thích tự làm hơn)…dưới sự hướng dẫn và định hướng của ba mẹ.

Người lớn bao giờ cũng biết cái nào là tốt nhất cho trẻ nhưng trẻ lại không biết điều này và chỉ muốn thể hiện cái tôi nho nhỏ của mình. Vì vậy, việc cho con lựa chọn có ý nghĩa là trẻ được quyết định chọn cái mình thích. Qua đó trẻ sẽ nhận thấy mình nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Đừng nghĩ “trẻ nhỏ không biết gì”, chúng cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng mà bổ mẹ không để ý rồi vô tình cố bắt ép trẻ làm những điều mà chúng không muốn bằng những câu ra lệnh, răn đe…  Khi đó trẻ sẽ có xu hướng bướng bỉnh và nổi loạn.

Đừng ép buộc trẻ bởi sự quát nạt, ép buộc chỉ làm tăng thêm sự chống đối của trẻ

Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con sẽ khiến trẻ không phục và không hiểu chuyện. Thay vào đó, hãy cùng con làm những việc có thể “chấp nhận được” và nhẹ nhàng khuyên bảo trẻ khi cần thiết.

Kiên quyết với những đòi hỏi quá đáng của trẻ

Cha mẹ không nên đáp ứng tất cả những “yêu sách” của con, bởi trẻ sẽ nhận thức được rằng bạn sẽ chiều theo mọi mong muốn của trẻ. Theo đó, khi đòi hỏi không được trẻ sẽ trở nên tức giận, la hét, khóc lóc nằm ăn vạ. Vì vậy, hãy phớt lờ đi những điều không thoả đáng, nếu trẻ khóc ăn vạ hãy cứ để trẻ khóc, một lúc sau trẻ sẽ thôi khóc ngay.

Không phải đứa trẻ nào cũng trải qua khủng hoảng tuổi lên ba. Có một số trẻ bước vào năm thứ ba của cuộc đời một cách êm đềm, phẳng lặng. Điều này phụ thuộc vào cảm xúc, tính cách của từng trẻ, bởi vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt.

Sinh con ra, nuôi con khôn lớn đã là điều không dễ dàng gì, dạy dỗ con cái nên người lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy điều cần nhất mà các ba mẹ trao cho trẻ chính là sự yêu thương, tôn trọng, định hướng và uốn nắn con, đặt cho con những giới hạn cần thiết là cách giúp con phát triển được sự tự lập, tự tin và luôn có động lực vươn lên trong cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ trên của bột giặt Sense, các ba mẹ sẽ phần nào hiểu được tâm lý cũng như cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, để gia đình luôn hạnh phúc, êm ấm với những tiếng cười nói của con trẻ.




Muốn con tự giác ăn, ăn ngoan, ăn giỏi, các bố mẹ hãy áp dụng ngay 10 mẹo vặt này, đảm bảo bữa cơm của con sẽ nhẹ nhàng và thích thú hơn rất nhiều.

Mách nhỏ cho bố mẹ những bí kíp “vàng” để rèn luyện cho con tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ, để từ đó “gieo mầm” cho nhân cách của con phát triển tốt đẹp sau này.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn