Các nguyên tắc khi dạy con nghe lời
– Tại sao trẻ em bướng bỉnh và không nghe lời?
Khi các bé là trẻ sơ sinh, bố mẹ luôn phải ở bên con và chăm sóc. Bố mẹ làm mọi cách để con luôn cười, khi con khóc bố mẹ vội vàng đến bên con và dỗ dành. Bố mẹ đáp ứng gần như tất cả mọi nhu cầu của con, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cho đến vui chơi. Tất nhiên, đó là điều cần thiết phải thực hiện.
Khi trẻ lớn lên, nhận thức bắt đầu phát triển, trẻ nhận thấy rằng tất cả mọi người đều xoay quanh trẻ như thể trẻ là trung tâm của cả gia đình. Và rồi, trẻ cứ làm theo những gì mình muốn, đó là một quy luật mang tính tự nhiên, không có gì là bất thường cả.
Nhưng rồi, khi trẻ lên 2-3 tuổi, cha mẹ và những người xung quanh không còn 100% theo ý của trẻ nữa, thay vào đó, họ mong muốn trẻ phải nghe theo lời của họ, tuân theo các quy tắc và chuẩn mực đã đề ra.
Dĩ nhiên, nhận thức và kinh nghiệm xã hội của bé vẫn còn rất non nớt, trẻ chưa quen với điều đó và chưa hiểu tại sao người lớn lại làm thế với mình. Chính vì thế, trẻ tỏ ra cáu kỉnh, không chịu nghe lớn, giận dữ, bướng bỉnh, nhõng nhẽo và “ăn vạ”.
Đây không chỉ là một thách thức trong sự phát triển nhân cách trẻ em mà còn là thách thức đối với các bậc phụ huynh. Nếu giáo dục đúng cách, trẻ sẽ dần biết nghe lời, học hỏi tốt hơn, trưởng thành và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp.
– Các nguyên tắc khi dạy con nghe lời
1. Kỷ luật
Kỷ luật là một nguyên tắc cơ bản trong tất cả phương pháp giáo dục, từ truyền thống cho đến hiện đại. Nó thể hiện dưới hình thức các quy tắc và hình phạt nếu bị phá vỡ.
2. Luôn rõ ràng và nhất quán
Khi bố mẹ đặt ra một quy định hoặc giới hạn nào đó, hãy cố gắng thể hiện một cách rõ ràng và đừng thay đổi nó. Nó sẽ giúp con bạn hiểu được, ghi nhớ tốt hơn và tạo thành một thói quen.
3. Bình tĩnh và vững vàng
Để trẻ em nghe lời 100% đó là điều không tưởng, trẻ em luôn thay đổi, lúc thế này lúc thế kia và có thể cáu giận khó kiểm soát. Những lúc vậy, bố mẹ cần thật bình tĩnh, đừng bộc lộ sự sợ hãi hoặc thái độ thù địch, bởi nó càng khiến trẻ đi xa hơn.
4. Tôn trọng
Trẻ em cũng là một cá nhân riêng biệt, cần được tôn trọng. Dù cho trẻ làm sai, bố mẹ cũng không nên cư xử thái quá như : đánh đập, nhiếc móc,… làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ. Khi bố mẹ tôn trọng trẻ, trẻ cũng sẽ học cách tôn trọng người khác thông qua bắt chước.
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong Phương pháp dạy con biết nghe lời kiểu Mỹ.
5. Quyền và nghĩa vụ
Là một thành viên trong gia đình, trẻ cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Bố mẹ hãy làm rõ điều đó để con nhận thấy. Trong nhiều tình huống, bạn có thể “lùi 1 bước tiến 2 bước”, để trẻ có quyền lựa chọn trong phạm vi mà bạn đã đề ra.
6. Khen thưởng
Khi con bạn đã biết nghe lời, tuân theo quy định hoặc quy tắc nào đó, bạn nên thưởng cho các bé một thứ gì đó : đồ chơi, đồ ăn, đi chơi, đi xem phim,…Đây là cách để củng cố các hành vi tích cực và tạo lập thói quen tốt.
>>Xem thêm: 4 cuốn sách bố mẹ nên mua giúp cha mẹ nuôi dạy con thành công
7. Yêu thương
Gia đình không phải là một chế độ độc tài, thay vào đó các cá nhân cùng sống với nhau, tương tác và giúp đỡ lẫn nhau dựa trên nền tảng là “sự yêu thương”. Đây là nguyên tắc cuối cùng và cũng là quan trọng nhất khi giáo dục con cái.
Phương pháp dạy con biết nghe lời
Trong phương pháp dạy con biết nghe lời của người Mỹ, có rất nhiều cách thức thực hiện, tùy theo độ tuổi của đứa trẻ và tùy từng hoàn cảnh cụ thể.
Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn một cách dạy con nghe lời trong một tình huống phổ thông nhất, mời các bạn tham khảo :
Bước 1 : Bắt đầu
Đầu tiên, bạn hãy cúi đầu xuống hoặc ngồi xuống vừa tầm với chiều cao của trẻ và nhìn thẳng vào mắt của trẻ.
Hãy cố gắng thật bình tĩnh và thể hiện rằng bạn đang cực kỳ nghiêm túc.
Bước 2 : Cảnh báo
Tiếp đến, bạn hãy trình bày những lời nói hoặc hành vi sai trái của trẻ. Hãy nói rõ, điều gì là đúng, điều gì là không đúng hoặc không nên làm.
Cảnh báo trẻ, nếu còn lặp lại sẽ có hậu quả tiêu cực như thế nào.
Bước 3 : Dẫn trẻ đến nơi thích hợp
Nếu trẻ vẫn cứ tỏ ra ngang bướng hoặc tức giận, bạn hãy dắt trẻ đến một phòng nào đó. Đối với trẻ mẫu giáo, một góc phòng (góc tường) là lý tưởng nhưng với trẻ trong độ tuổi tiểu học trở lên thì bạn nên sử dụng một căn phòng.
Không nên chọn phòng ngủ của trẻ hoặc một phòng nào đó đáng sợ chỉ dùng để kỷ luật. Nên chọn một phòng mà trẻ không thích, điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn. Có thể là phòng khách hoặc văn phòng làm việc của bạn.
Bước 4 : Giải thích
Để trẻ ngồi trên một chiếc ghế và bắt đầu trò chuyện lại. Bạn hãy giải thích lại hành vi sai của trẻ và nói rằng bạn cần phải kỷ luật trẻ như thế nào.
Bước 5 : Yêu cầu trẻ ngồi suy nghĩ
Tiếp đến, bạn để ngồi một mình trong phòng, tự ngẫm lại bản thân. Bạn không cần phải đứng đó và nhìn họ. Điều này chỉ khiến họ bị phân tâm. Hãy để trẻ ngồi trong khoảng vài phút.
Lúc này trẻ sẽ tập trung vào hành động mà mình đã làm trong quá khứ, suy nghĩ, tự giải tỏa tâm lý và cố gắng thoát khỏi không gian này, thoát khỏi khoảng thời gian chờ đợi khó chịu,…
Nếu trẻ bước ra ngoài, bạn hãy kéo trẻ trở lại phòng, không cần nói gì cả, vẫn giữ thái độ nghiêm nghị. Cho đến khi thời gian hết, trẻ mới được phép trở ra ngoài.
Bước 6 : Yêu cầu một lời xin lỗi
Cuối cùng, khi trẻ đã bắt đầu tỏ ra chán nản, mệt mỏi, bạn hãy nhẹ nhàng đến nói chuyện. Hỏi trẻ đã nghĩ gì về hành động sai trong quá khứ của mình.
Yêu cầu trẻ nói một lời xin lỗi chân thành, cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, bố mẹ không nên tỏ ra tự mãn hoặc một thứ gì đó thái quá. Hãy thể hiện rằng, bạn đang tiếp nhận sự hối lỗi của trẻ một cách chân thành và đầy mong đợi.
Bước 7 : Kết
Cuối cùng, hãy trao cho trẻ một cái ôm đầy tình cảm, sau khoảng thời gian này hãy để trẻ được nghỉ ngơi, về phòng của mình hoặc đi chơi. Nếu có thể, hãy khen ngợi vì con đã dũng cảm nhận lỗi lầm của mình và mong chờ sự tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi sau này của trẻ.
Lưu ý: phương pháp dạy con biết nghe lời này không nên áp dụng quá thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần, bởi trẻ sẽ quen dần với điều đó và cảm thấy bình thường. Thay vào đó, hãy lựa chọn một phương pháp kỷ luật khác.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Sense, bạn sẽ dễ dàng hơn trong cách dạy con. Sense luôn đồng hành cùng con yêu giúp trẻ phát triển vững vàng hơn trong cuộc sống. Hãy cùng theo dõi chuyên mục Mẹ thông thái của bột giặt Sense để khám phá những bí quyết dạy con hữu ích khác nữa nhé!