Cha mẹ cần biết rằng thời gian biểu cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ thay đổi và chúng có thể gặp phải những trở ngại nhỏ trên chặng đường phát triển. Cha mẹ cũng nên nhớ rằng nếu trẻ sinh non, có thể trẻ sẽ bị chậm đi một vài tuần hoặc vài tháng so với tốc độ phát triển trung bình.
1. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Đât là một chứng rối loạn trong giao tiếp, bao gồm các khiếm khuyết trong khả năng nói, phát triển ngôn ngữ và đôi khi là thính giác. Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ nếu không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi của chúng. Khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể phát triển với tốc độ chậm hơn so với hầu hết trẻ cùng trang lứa. Trẻ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác.
Chậm phát triển ngôn ngữ khá phổ biến. Theo Hệ thống Y tế của Đại học Michigan, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc nói ảnh hưởng đến 5-10% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo.
Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Các bậc cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như sau:
Giai đoạn 3-4 tháng
Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ làm quen với âm thanh. Trẻ có thể biểu lộ cảm xúc vui hay buồn, giận dữ bằng cách thực hiện các hành động như cười, cau mày, khua tay múa chân… Thế nhưng, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ biểu hiện chậm chạp khi tiếp xúc với âm thanh, không bộc lộ cảm xúc của mình ra nhiều.
Giai đoạn 6-7 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ có thể cười thành tiếng, la hét, bập bẹ một số âm thanh bắt bước theo người lớn: a, ơ, ô…Đặc biệt, trẻ có biểu hiện “hóng chuyện” khi được tương tác. Nếu trẻ không có những biểu hiện này thì bố mẹ cần lưu ý.
Giai đoạn 8-9 tháng
Khi trẻ 8-9 tháng tuổi, trẻ đa số đã có thể bập bẹ một số phụ âm và nguyên âm (papa, mama) bắt chước theo người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn chưa bập bẹ được ở khoảng 8-9 tháng thì cũng chưa cần vội lo lắng vì một số trẻ tập nói muộn hơn.
Bố mẹ hãy quan tâm đặc biệt đến trẻ trong giai đoạn này
Giai đoạn 12 tháng
12 tháng tuổi, trẻ bình thường có thể hiểu được một số từ đơn giản như “không”, “đi chơi”, “bai bai”....Ngoài ra, trẻ có thể nói được một số từ đơn giản như: bố, mẹ, bà, bế….Nếu trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa thể thực hiện những điều trên hay không phản ứng khi được gọi tên, khi có người giao tiếp, trẻ có thể đã mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.
Giai đoạn 15-18 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa nói được bất cứ từ nào, không hiểu được những câu đơn giản mà người lớn nói.
Giai đoạn 24 tháng
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi đã 24 tháng mà không nói được tối thiểu 15 từ, không biết cả những bộ phận trên cơ thể hay vật dụng quen thuộc trong nhà. Trẻ thường xuyên nhại lại lời nói của mọi người mà không hiểu nghĩa. Chúng rất lười giao tiếp, ngay cả với trường hợp khẩn cấp, chúng có thể la hét thay cho việc nói chuyện.
3. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
Bạn cũng cần phân biệt giữa việc trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Một số dấu hiệu mà bạn có thể phân biệt như sau:
-
Chậm nói: Trẻ chậm nói có thể cố gắng nói nhưng thường gặp khó khăn trong việc tạo ra các âm thanh chính xác. Trẻ chậm nói vẫn có khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp bằng hình thể) bình thường.
-
Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có bất thường trong khả năng hiểu và giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm chính xác các từ nhưng không thể ghép từ thành một câu có nghĩa. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu, giao tiếp với người khác.
Giai đoạn 15-18 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa nói được bất cứ từ nào, không hiểu được những câu đơn giản mà người lớn nói.
Giai đoạn 24 tháng
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi đã 24 tháng mà không nói được tối thiểu 15 từ, không biết cả những bộ phận trên cơ thể hay vật dụng quen thuộc trong nhà. Trẻ thường xuyên nhại lại lời nói của mọi người mà không hiểu nghĩa. Chúng rất lười giao tiếp, ngay cả với trường hợp khẩn cấp, chúng có thể la hét thay cho việc nói chuyện.
Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
4. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
Bạn cũng cần phân biệt giữa việc trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Một số dấu hiệu mà bạn có thể phân biệt như sau:
-
Chậm nói: Trẻ chậm nói có thể cố gắng nói nhưng thường gặp khó khăn trong việc tạo ra các âm thanh chính xác. Trẻ chậm nói vẫn có khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp bằng hình thể) bình thường.
-
Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có bất thường trong khả năng hiểu và giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm chính xác các từ nhưng không thể ghép từ thành một câu có nghĩa. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu, giao tiếp với người khác.
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ có thể do những bệnh lý hoặc bất thường khác của cơ thể:
-
Trẻ sinh non: Khi trẻ sinh non, trẻ có thể sẽ bị chậm đi một vài tuần hoặc vài tháng so với tốc độ phát triển thể chất và ngôn ngữ trung bình của trẻ bình thường.
-
Trẻ mắc chứng tự kỷ: Khi trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ có xu hướng chậm phát triển khả năng giao tiếp hơn các trẻ khác.
-
Hội chứng Down
-
Vấn đề về thính giác: Tai là cơ quan giúp tiếp nhận thông tin, ngôn ngữ, lời nói. Khi trẻ nghe được thì mới có thể học được từ mới, mới bắt chước lời nói của người khác, mới có thể phát triển vốn từ. Khi trẻ có vấn đề về thính giác, trẻ sẽ khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ.
-
Trẻ có khe hở môi vòm miệng: Trẻ có khe hở môi, vòm miệng thường gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm.
-
Chậm phát triển trí tuệ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ chậm trong việc học, ghi nhớ cũng như giao tiếp.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có thể do di truyền: Gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị).
Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
5. Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được điều trị theo những phương pháp phù hợp với từng nguyên nhân:
-
Phẫu thuật nếu nguyên nhân do thính lực: Nếu trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ do nguyên nhân đến từ bất thường thính lực, trẻ cần được thực hiện phẫu thuật, giúp các tổn thương được hồi phục. Trong trường hợp trẻ bị điếc không thể điều trị trước 5 tuổi, trẻ cần được sử dụng máy trợ thính.
-
Trị liệu phát triển ngôn ngữ: Đây là một phương pháp vô cùng cần thiết và nên được điều trị sớm, tốt nhất là giai đoạn dưới 2 tuổi. Trẻ cần được trị liệu với sự giúp đỡ của các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, với lộ trình phù hợp với từng trẻ.
-
Tăng cường các hoạt động tương tác phát triển ngôn ngữ: Bên cạnh các điều trị chuyên môn, khi ở nhà, cha mẹ, ông bà cần tăng cường giao tiếp với trẻ trong những hoạt động thường ngày. Cha mẹ có thể giao tiếp với con bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như: tên của các thành viên trong gia đình, các đồ vật, con vật….
-
Đi khám bác sĩ: Khi trẻ có dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ hoặc chậm nói, cha mẹ vẫn nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên chủ quan để con tự chữa tại nhà, điều này có thể bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị chậm phát triển ngôn ngữ cho con.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website sense.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
>>Xem thêm: Mẹ thông thái cần nắm rõ những dấu hiệu này cho biết trẻ thiếu canxi.