Trên thị trường hiện nay có 2 loại bỉm là bỉm vải và bỉm giấy (hay còn gọi là bỉm dùng 1 lần). Mỗi loại bỉm đều có công dụng và tính hữu ích riêng. Một vài năm trở lại đây, xu hướng dùng bỉm vải cho con bỗng nhiên hot trở lại. Cùng tìm hiểu với Sense để lựa chọn được loại bỉm phù hợp cho con yêu nhé!

Bỉm cho trẻ sơ sinh có nhiều loại như miếng lót, tã dán,... khiến mẹ bối rối không biết nên chọn ra sao. Kinh nghiệm lựa chọn bỉm cho trẻ sơ sinh trong bài chia sẻ dưới đây của Sense sẽ giúp mẹ chuẩn bị bỉm tã cho con yêu tốt hơn. Bỉm vải hay bỉm giấy? Mẹ bỉm sữa nên chọn loại nào cho con yêu?

TIÊU CHÍ CHỌN BỈM TỐT, AN TOÀN, PHÙ HỢP CHO BÉ MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT

Tiêu chí về chất lượng

Chất lượng là tiêu chí đầu tiên để mẹ lựa chọn bỉm cho bé sơ sinh. Bỉm chất lượng là bỉm đảm bảo các yếu tố sau:

Thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả: 

  • Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và non nớt, rất dễ bị hăm, nổi mẩn đỏ, ngứa rát nếu bỉm không thấm hút nhanh và tốt.

  • Bỉm thấm hút nhanh chóng sẽ trả lại bề mặt tã khô thoáng, cho bé cảm giác nhẹ nhàng, ít quấy khóc vì khó chịu.

  • Bỉm thấm hút tốt sẽ hạn chế hiện tượng tràn tã, giữ vệ sinh tốt cho bé yêu.

Chất liệu mềm mại, an toàn: 

Da em bé sơ sinh rất nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, kích ứng. Bỉm gắn liền với bé gần như cả ngày lẫn đêm. Do vậy, chất liệu bỉm mềm mại như vải không dệt, sợi bông êm nhẹ không chỉ mang đến cho bé cảm giác dễ chịu mà còn an toàn cho sức khỏe.

Thiết kế thoáng khí, nhẹ nhàng ôm trọn mông và bụng bé, không bó chật: 

  • Thiết kế thoáng khí giúp da bé được “thở”, tránh hiện tượng hầm bí, hăm tã. Không khí lưu thông, thoát hơi nhanh chóng giữ bề mặt da bé khô thoáng.

  • Bỉm nhẹ nhàng ôm trọn mông và bụng bé không khiến bé khó thở, đồng thời, tránh xô lệch gây rò rỉ chất thải.

Không mùi hoặc có mùi dịu nhẹ, an toàn: Bỉm có mùi nồng thường chứa nhiều hương liệu, hóa chất có thể làm tổn thương làn da mẫn cảm của bé. Tốt nhất, mẹ nên chọn bỉm không mùi hoặc có mùi dịu nhẹ vì trẻ sơ sinh đang ở độ tuổi tránh tiếp xúc với hương liệu, chất hóa học...

Nên được chứng nhận y khoa: Những sản phẩm được chứng nhận y khoa thường thuộc thương hiệu uy tín và được đánh giá cao về mức độ an toàn kèm tính năng nổi trội.

Nên chọn bỉm vải hay bỉm giấy cho bé?

Tiêu chí về số lượng

Trẻ sơ sinh đi vệ sinh nhiều lần trong ngày nên đòi hỏi số lượng tã bỉm lớn. Bởi vậy, ngoài chất lượng, mẹ cũng cần cân nhắc tiêu chí về số lượng khi lựa chọn bỉm cho bé mới sinh.

Với tã vải, mẹ sẽ cần ít nhất 10 - 12 tã mỗi ngày cho bé mới sinh. Từ 3 tháng trở đi, số lượng đó là ít nhất 8 - 10 tã/ngày.

Số lượng tã dán sẽ không có nhiều sự khác biệt so với tã vải. Trong tháng đầu tiên, một ngày mẹ cần chuẩn bị 10 miếng tã. Khi lên 2 -3 tháng tuổi, hệ tiêu hóa dần ổn định, bé cần khoảng 6 - 8 miếng tã dán.

 BỈM GIẤY: 10 điểm tiện lợi cho mẹ và thoải mái cho bé!

Bỉm giấy lại là lựa chọn tối ưu cho những mẹ chăm con toàn thời gian. Không cần giặt giũ, phơi phóng, sau mỗi lần sử dụng là mẹ có thể gói gọn lại rồi vứt đi. Cách này giúp cuộc sống bỉm sữa của các mẹ trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó thì bỉm giấy có khá nhiều thiết kế đa dạng phù hợp cho lứa tuổi của bé, ví dụ như bỉm dán hay bỉm quần, nhiều size và có cả loại bỉm phân theo giới tính. Hầu hết các loại bỉm hiện nay đều có thể dễ dàng phát hiện khi bỉm đã đầy bằng đường kẻ phía dưới đáy bỉm, điều mà bỉm vải không thể thấy, từ đó tiện lợi hơn cho mẹ trong việc áng chừng thời gian thay tã cho con. 

Bỉm giấy thấm hút khá tốt, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, có vách ngăn giúp hạn chế tối đa tình trạng tràn nước ra ngoài. Bé có thể thoải mái vấn động mà không lo dù là ngày hay đêm. 

Tuy nhiên, tiện lợi là vậy nhưng bỉm giấy cũng có những nhược điểm riêng. Tã, bỉm dùng một lần tốn một lượng lớn giấy và các phụ gia sản xuất. Không chỉ vậy, theo thống kê cho thấy, từ khi sinh ra đến lúc một đứa trẻ biết cách tự đi vệ sinh sẽ sử dụng khoảng 6.100 tã giấy, do đó lượng giấy, nylon và rác thải ra môi trường cũng rất nhiều. 

Mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường. Để sản xuất ra số tã giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử dụng, tã giấy được thải ra môi trường phải mất đến 500 năm sau nó mới được phân hủy. Số lượng rác thải tã giấy bị chôn vùi dưới lòng đất không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vệ sinh môi trường mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.

Ngoài ra, vấn đề kinh tế cũng khiến các mẹ cân nhắc trong việc chọn bỉm giấy. Theo kinh nghiệm, một em bé dùng bỉm toàn thời gian có thể ngốn tới 1-2 triệu đồng/tháng.

Bỉm giấy lại là lựa chọn tối ưu cho những mẹ chăm con toàn thời gian

BỈM VẢI: 10 điểm thân thiện với môi trường!

Nhưng về độ tiện lợi cho mẹ và thoải mái cho bé thì sao?

Bỉm vải có hình dáng giống hệt bỉm một lần quen thuộc. Tuy nhiên, vì là đồ dùng lâu dài, tã vải có thiết kế "kiên cố" hơn để có thể giặt đi giặt lại. Lớp bên trong thường là cotton, lớp ngoài được tráng cao su hoặc chất chống thấm. Tã vải cũng sở hữu những chi tiết đảm bảo công năng, như phần chun ôm lấy thân hình bé để chống tràn, các nút bấm ở hông để tã linh hoạt vừa vặn với bé trong thời gian dài.

Với những gia đình chú trọng lối sống xanh, thân thiện môi trường là điểm cộng rất lớn cho tã vải. Tã, bỉm dùng một lần tốn một lượng lớn giấy và các phụ gia sản xuất. Sử dụng tã vải có thể tiết kiệm gấp 3 lượng giấy, nylon và rác thải ra môi trường, bảo vệ hàng trăm cây xanh và năng lượng sản xuất.

Cách dùng tã vải khá giống với tã truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt đến từ khâu vệ sinh. Trong trường hợp tã dính chất thải, phân của trẻ, bố mẹ cần chú ý dội sạch tã rồi mới giặt. Việc giặt tã nên được thực hiện hằng ngày và phơi khô ở nơi có nắng để diệt khuẩn. Mẹ cũng cần lựa chọn loại xà phòng phù hợp để làm sạch tốt, thân thiện với da trẻ và hạn chế làm xơ sợi vải của tã, ảnh hưởng khả năng thấm hút hoặc kích ứng da trẻ. Nếu vết bẩn cứng đầu, bạn nên ngâm tã trong xà phòng 4-6 tiếng và ngâm chất làm sạch hoặc nước nóng định kỳ để diệt khuẩn.

Bên cạnh đó, thiết kế cồng kềnh khiến các chi tiết công năng thông minh như đai chun ôm sát chân không hoàn hảo bằng tã thường nên mẹ cần chút thời gian làm quen. Khả năng thấm hút, khô ráo, không hăm của tã vải được cải thiện đáng kể nhưng vẫn thua tã truyền thống, bởi tã một lần thường có các hạt siêu hút, tốc độ hút và giữ chất ẩm tốt hơn.

Tiết kiệm chính là lý do từng khiến tã vải từng được nhiều mẹ tìm mua. Với tã vải, chi phí đầu tư ban đầu cho một chiếc tã có thể tới hơn 100.000 đồng - 500.000 đồng/chiếc hoặc hơn, mỗi em bé cần khoảng 10 cái, nhưng lại dùng đi dùng lại được nhiều tháng, thậm chí cả vài năm. Theo kinh nghiệm sử dụng thực tế của một số mẹ, sau 2 năm sử dụng, nếu không tính chi phí giặt giũ thì bỉm vải tiết kiệm hơn 7,5 lần so với bỉm giấy. 

Bỉm vải phù hợp với bé chưa biết lẫy, biết bò

Kinh nghiệm chọn bỉm cho trẻ sơ sinh

Lần đầu nên mua số lượng ít để dùng thử

Kinh nghiệm đầu tiên mẹ nên biết là với các loại tã giấy, bỉm dán, trong lần đầu mua bỉm cho trẻ sơ sinh, mẹ nên mua với số lượng ít để dùng thử.

Sau một thời gian sử dụng, nếu thấy hợp, bé không có hiện tượng hăm hay quấy khóc vì khó chịu với bỉm thì mẹ có thể nâng số lượng lên. Mẹ có thể mua nhiều để trữ dùng dần cho bé, chẳng hạn như 3-4 bịch bỉm để dùng trong 1-2 tháng.

Nên lựa chọn đa dạng loại tã bỉm

Có nhiều sự lựa chọn bỉm cho trẻ sơ sinh như miếng lót sơ sinh, bỉm dán, tã vải… Tuy nhiên, mẹ không thể đóng bỉm giấy cho bé cả ngày, nhất là trong những ngày hè oi bức. Vì vậy, bạn nên mua đa dạng loại tã bỉm để linh hoạt sử dụng trong từng tình huống.

Nếu tính đến phương án lựa chọn đa dạng loại bỉm tã, mẹ có thể tham khảo cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh chi tiết từng loại theo hướng dẫn dưới đây:

Cách chọn miếng lót sơ sinh:

  • Kiểm tra xem miếng lót có vách chống tràn, bề mặt có đủ mềm mại, thoáng khí hay không.
  • Chọn mua miếng lót phù hợp với cân nặng của bé (newborn 1 hay newborn 2) nhằm hạn chế tình trạng tràn.

Cách chọn tã dán:

  • Chọn theo cân nặng: Size Newborn thường dành cho bé dưới 1 tháng tuổi nặng từ 0 - 5kg. Size S tùy hãng bỉm, được chia trong các khoảng từ 3 - 7kg, 3 - 8kg, 4 - 8kg.
  • Chọn chất liệu: Tã dán làm từ vải không dệt, có nhiều hạt SAP thấm hút tốt, khô thoáng là sản phẩm mẹ nên ưu ái. Với tã dán bằng bông, mẹ nên chọn hãng sử dụng chất liệu bông tự nhiên tạo cảm giác êm ái.

Trên đây là những thông tin đánh giá về bỉm vải , bỉm giấy cho bé cũng như ý kiến nên hay không nên dùng tã vải. Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân, hi vọng những thông tin chia sẻ tại đây sẽ giúp các mẹ vững tâm hơn khi quyết định có nên dùng bỉm vải, bỉm giấy cho bé hay không.

>>Xem thêm:  Lưu ý giặt gối bằng máy giặt đúng cách và không gây hư hỏng.




Là vật dụng không thể thiếu trong suốt những năm tháng đầu đời của bé, ngoài bỉm sữa, thì nước giặt là một trong những vật dụng vô cùng cần thiết, giúp bé thơm tho sạch sẽ mỗi ngày. Cùng Sense khám phá: Nước giặt cho bé sơ sinh thơm lâu được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn hiện nay.

Gối  - vật dụng không thể thiếu cho giấc ngủ thêm trọn vẹn hơn. Bạn sẽ làm gì nếu như mỗi khi ngủ cảm thấy chiếc gối mình quá bẩn hay có mùi hôi, tất nhiên là cảm thấy khó chịu rồi. Thật vậy nếu chiếc gồi bạn đang nằm sạch sẽ và thơm tho sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc và khỏe hơn. Lưu ý giặt gối bằng máy giặt đúng cách và không gây hư hỏng.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn