Da trẻ em rất nhạy cảm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết nóng ẩm, lạnh khô, thay đổi hormone, yếu tố kích ứng từ môi trường, chà xát… Mẹ đừng quá lo lắng vì đây là những chứng bệnh phổ biến ở trẻ nên chỉ cần biết cách xử lý sẽ ổn ngay qua bài viết dưới đây"Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Mẹ nhận biết sớm để chữa trị cho bé!".Cùng Sense tìm hiểu thêm nhé!

Đa số các bệnh về da ở trẻ sơ sinh đều không gây nguy hiểm cho trẻ và có thể tự khỏi sau một thời gian nếu chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, các bệnh này có thể gây những tổn thương da nghiêm trọng, lâu khỏi và khiến trẻ đau cũng như khó chịu.

1. Chàm sữa ở trẻ nhỏ

bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là một bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp trong những tháng đầu đời. Bệnh này có thể do da khô (trong thời tiết hanh khô, lạnh), da nhạy cảm, do bị dị ứng sữa mẹ, phấn hoa hoặc yếu tố từ môi trường xung quanh cũng như do di truyền.

• Đặc điểm chàm sữa: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện rồi sau đó tự biến mất trong vài ngày. Đây không phải là bệnh lây nhiễm và nguy hiểm nhưng rất ngứa nên có thể khiến bé khó chịu, dùng tay chà vào vùng da bị chàm khiến da dày lên, tổn thương. Trong trường hợp này, chàm sẽ lâu lành hơn và có thể để lại sẹo.

• Nhận biết chàm sữa ở trẻ nhỏ: Bệnh chàm sữa (tên tiếng Anh là eczema hay còn gọi là viêm da dị ứng, viêm da cơ địa) là tình trạng da bé bị đỏ ửng và khô, dày lên, có vảy hoặc những chấm nhỏ li ti màu đỏ.

Chàm thường xuất hiện ở má, da đầu, sau đó có thể lan xuống ngực, cánh tay, chân hoặc các bộ phận khác. Chàm sữa ở trẻ trên một tuổi thường nổi ở những nếp gấp ở khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân.

• Cách xử lý chàm sữa: Khi trẻ bị chàm chữa, bạn nên:

– Tắm cho bé bằng xà bông nhẹ nhàng.

– Giặt chăn gối, quần áo, khăn cho bé bằng các loại xà bông an toàn, nhẹ và ít gây kích ứng.

– Chú ý các thực phẩm và yếu tố môi trường có thể gây dị ứng.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh.

– Nếu sau một thời gian chàm sữa không tự khỏi hoặc bị nặng hơn, bé khó chịu quấy khóc thì có thể sẽ phải bôi kem steroid (ví dụ như hydrcortison hoặc các loại kem mạnh hơn) cho bé.

2. Nổi mẩn đỏ quanh miệng

bệnh về da ở trẻ sơ sinh

>>Xem thêm: Bỏ túi bí kíp giúp mẹ chăm sóc trẻ có làn da bị dị ứng

Đây là bệnh về da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi da bé tiếp xúc thường xuyên với nước bọt hay sữa.

• Đặc điểm chứng nổi mẩn đỏ quanh miệng: Bệnh nổi mẩn đỏ quanh miệng có liên quan đến nước bọt của bé. Bệnh do những nguyên nhân như bé hay trớ sữa, chảy sữa ra ngoài trong khi bú mẹ hoặc bú bình, chảy nhiều dãi khi mọc răng (4 – 5 tháng) hoặc dùng ti giả quá lâu.

• Nhận biết bé nổi mẩn đỏ quanh miệng: Nổi mẩn đỏ quanh miệng là tình trạng xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ở hai má quanh miệng và cằm của bé. Nổi mẩn đỏ quanh miệng khá giống với chàm sữa, tuy nhiên sự khác biệt dễ thấy nhất ở hai bệnh này là vị trí xuất hiện nốt mẩn. Chàm sữa, ngoài hai má còn xuất hiện ở đầu, ngực, cánh tay…

Nổi mẩn quanh miệng thường chỉ xảy ra ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của trẻ chảy xuống như xung quanh miệng hoặc cằm, ngực.

• Cách xử lý khi bé nổi mẩn đỏ quanh miệng: Khi bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, bạn nên cẩn thận chăm sóc vùng da này.

– Sau khi bé bú hoặc bị trớ sữa và chảy dãi, bạn nên dùng khăn xô hoặc vải bông mềm thấm khô quanh miệng, cằm và ngực, cổ cho bé và bôi kem dưỡng ẩm.

– Tránh lau rửa quá nhiều lần dễ khiến da bé bị khô và bị tổn thương

– Vỗ ợ hơi và bồng cao đầu bé để tránh trớ sữa sau bú và hạn chế cho bé bú ti giả quá lâu.

– Bôi thuốc mỡ để tránh viêm da cho bé.

3. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa (tên tiếng Anh là milia còn gọi là mụn kê, mụn trứng cá) là một trong những bệnh về da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Trong giai đoạn đầu đời, khoảng 40% trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Nguyên nhân chính là do hoạt động của hormone gây ứ đọng chất bã nhờn tại những vị trí có nhiều tuyến bã trên da dẫn tới hình thành những mụn sữa ở các vị trí này.

• Đặc điểm mụn sữaMụn sữa có thể bắt đầu xuất hiện từ những ngày đầu hoặc vài tuần sau khi bé chào đời. Mụn sữa sẽ càng nổi nhiều hoặc đỏ tấy lên nếu thân nhiệt của bé tăng lên hoặc nếu da bị kích ứng.

• Nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinhMụn sữa thường xuất hiện ở hai bên má là chủ yếu, nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở mũi, trán, cằm và thậm chí ở lưng của trẻ sơ sinh. Mụn có dạng những nốt nhỏ li ti màu trắng giống như mụn trứng cá, có thể có vùng da màu đỏ bao quanh.

• Cách xử lý khi trẻ bị mụn sữa: Mụn sữa không lây nhiễm hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhưng có thể khiến trẻ khó chịu.

Bạn không cần quá lo lắng mà hãy chú ý chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cho bé theo các lưu ý:

– Tránh rửa quá nhiều hoặc chà xát lên vùng da nổi mụn sữa vì có thể gây kích ứng da hoặc làm da bị trầy xước, tổn thương

– Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, độ pH trung tính để vệ sinh cho bé vào sáng và tối, sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô

– Dùng chăn, đệm, quần áo của bé bằng các chất liệu khô thoáng, thân thiện với da và không gây kích ứng

– Không để phòng quá nóng hoặc mặc nhiều quần áo cho bé

– Nếu cho con bú, bạn nên xem xét hạn chế ăn các thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như trứng, đậu nành, lạc, hải sản, đồ ăn cay, nóng.

4. Bé bị hăm tã

bệnh về da ở trẻ sơ sinh

>>Xem thêm: Chỉ một nắp nước giặt xả Sense, quần áo trắng sạch thơm tho suốt cả ngày

Hăm tã thường gặp ở trẻ 3–15 tháng tuổi, tuy nhiên cũng gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân gây hăm tã là do da bị chà sát hoặc không được thông thoáng mà bị ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi khiến hệ thống bài tiết ở da bị bít kín gây kích ứng da. Ứ đọng nước tiểu, phân hoặc một số chất hóa học gây kích ứng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã.

• Nhận biết khi bé bị hăm tã: Hăm tã là bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da bé thường xuyên mặc tã hoặc bỉm. Ban đầu bé có thể chỉ bị đỏ, phát ban nhẹ và xuất hiện một vài đốm nhỏ nhưng khi nặng hơn có thể gây ra tình trạng kích ứng, da bị nứt, trầy xước.

• Cách xử lý khi bé bị hăm tã: Nếu trẻ chỉ bị hăm tã nhẹ thì bạn không cần quá lo lắng vì trẻ bị hăm tã nhẹ có thể tự khỏi sau 3–5 ngày nếu cha mẹ vệ sinh cho trẻ đúng cách và giữ vùng da mặc tã sạch sẽ và khô thoáng.

• Phòng ngừa hăm tã cho trẻ: Để ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh, bạn cần luôn giữ vùng da tiếp xúc với tã của bé khô thoáng, sạch sẽ và không bị trầy xước bằng cách tuân thủ những lưu ý sau:

– Thay tã cho trẻ ngay khi tã ướt, bẩn. Bạn hãy chọn loại tã làm bằng chất liệu mềm, khô thoáng và thân thiện với da.

– Sau khi thay tã, bạn nên vệ sinh vùng kín của bé nhẹ nhàng, sạch sẽ sau đó làm khô vùng da này rồi mới mặc tã mới cho bé.

– Không mặc tã hoặc quần quá chật cho bé.

– Mỗi lần thay tã, bạn có thể thoa một lớp kem chống hăm (loại phù hợp với da bé).

– Thường xuyên theo dõi vùng da tiếp xúc với tã mỗi lần thay cho bé để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

5. Viêm da tiết bã

benh về da ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã là một bệnh về da ở trẻ sơ sinh từ 0–3 tháng tuổi và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể tồn tại tới khi trẻ 1 tuổi hoặc thậm chí tới 4 tuổi. Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã. Theo các nhà khoa học, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể là do hormone làm tăng tiết chất nhờn ở nang lông hoặc do nấm Malassezia gây ra.

• Phân biệt viêm da tiết bã nhờn và chàm sữa: Viêm da tiết bã trông khá giống với chàm sữa nhưng chàm sữa thường gây ngứa và khó chịu còn viêm da tiết bã thì không. Chàm sữa cũng thường xuất hiện nhiều ở hai bên má còn viêm da tiết bã thường xuất hiện ở da đầu và những vùng có nhiều chất nhờn như sau tai, dưới lông mày…

• Nhận biết viêm da tiết bã nhờnViêm da tiết bã thường xuất hiện ở da đầu và hình thành những vảy nhờn có màu vàng hay những mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Ngoài da đầu, viêm da tiết bã cũng có thể xuất hiện nhiều ở phía sau tai, đôi khi ở vùng da dưới lông mày hoặc ở mũi, nách hoặc háng. Vảy có thể xuất hiện ở dạng khô hoặc dạng nhờn và thường có màu trắng hoặc màu vàng.

• Cách xử lý viêm da tiết bã nhờn: Viêm da tiết bã không lây nhiễm, cũng không phải một dấu hiệu bệnh lý hay do bạn chăm sóc và vệ sinh cho bé không tốt. Những vảy hay mảng tróc này có thể tự biến mất mà không cần đến điều trị y tế.

Khi trẻ bị viêm da tiết bã, bạn nên gội đầu thường xuyên cho bé bằng dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh, dùng tay xoa nhẹ lên da đầu hoặc dùng bàn chải mềm chải da đầu cho bé để vảy tróc ra dần dần.

bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ nên bạn hãy để ý chăm sóc để bé thoải mái hơn. Da bé sẽ nhanh chóng mịn màng lại ngay nếu bạn giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách cho bé. Ngoài ra việc chọn lựa loại sản phẩm sữa tắm hay giặt tẩy quần áo cho bé là một trong những điều bố mẹ phải đặc biệt quan tâm. Nước giặt hay bột giặt nên dùng các loại sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ em, hoặc những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho làn da em bé để tránh ảnh hưởng đến làn da của bé.

Nước giặt xả SENSE có tác dụng diệt khuẩn, làm hết các mùi hôi đặc biệt phù hợp với những ngày thời tiết nồm ẩm tại Việt Nam, hương thơm lưu trên quần áo tận 7 ngày, giúp quần áo gia đình bạn luôn thơm mát đầy sảng khoái.

Nước giặt kếp hợp xả vải SENSE đậm đặc gấp 5 lần bột giặt thường. Mỗi lần giặt chỉ cần một nắp nhỏ và không phải dùng thêm nước xả.

nước giặt sense

Nước giặt - xả quần áo SENSE 2 trong 1 được sản xuất trên dây chuyền hiện đại​ mềm mại cho mẹ, dịu nhẹ cho bé

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con  nhắc con rủa tay trước khi ăn và xây dụng cho con một chế độ sinh hoạt lành mạng. Đây đều là những điều cần thiết để giúp phòng ngừa bệnh cho trẻ một cách tốt nhất.

Nước giặt Sense luôn đồng hành cùng bé yêu khôn lớn!




Khái niệm giáo dục sớm đã không còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, làm sao để dạy trẻ học Toán từ tuổi mầm non vẫn khiến không ít bậc phụ huynh phải “đau đầu”. Mách mẹ phương pháp tính nhẩm nhanh như “thần đồng” cho bé sẽ cùng bột giặt Sense tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Trong số chúng ta, mấy ai không từng dắt cả con vào nhà vệ sinh, từng thay đồ trước mặt con hay tắm chung khi các bé còn bé tí tẹo. Những hành động tưởng chừng vô hại này khi xét về phương diện giáo dục giới tính cho con lại rất sai lầm. Giáo dục giới tính cho con và câu chuyện thay đồ? sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về vấn vô cùng quan trọng này cùng bột giặt Sense nhé!

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn