1. Giặt bằng nước lạnh
Chúng ta đều biết rằng giặt đồ bằng nước nóng sẽ giúp quần áo sạch sẽ mùi hôi, diệt vi khuẩn, vi trùng, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Nhưng sử dụng nước nóng sẽ tốn nhiều năng lượng.
Đối với quần áo bẩn nhẹ, bạn có thể sử dụng nước lạnh để giặt mà không cần lo đến kết quả làm sạch.
Quần áo màu sáng hoặc màu tối lẫn lộn trong một lần giặt có thể giặt bằng nước lạnh để ngăn ngừa tình trạng phai màu, đổi màu, hạn chế sợ vải bị hư hại.
Các loại vải như len, tơ tằm khi giặt bằng nước lạnh giúp hạn chế vải bị hỏng và co lại.
Chọn nước giặt lạnh khi giặt các quần áo thông thường hoặc ít bẩn
Trong trường hợp bạn cần diệt khuẩn thì nên sử dụng nước nóng. Còn nếu giặt thông thường thì nên sử dụng nước lạnh, tiết kiệm năng lượng đáng kể, bảo vệ môi trường và tiền cho gia đình.
2. Không giặt khi có quá ít đồ
Giặt quá ít đồ sẽ khiến bạn giặt nhiều lần từ đó tốn nhiều điện năng cho mỗi lần giặt. Bạn có thể giặt với tần suất 1 lần/tuần nếu bạn ở một mình hoặc nếu gia đình bạn đông thì có thể giặt 2 lần/tuần.
Giặt ít quần áo khiến bạn phải giặt thêm nhiều lần
Tuyệt đối không giặt đồ quá tải hoặc cố gắng nhồi nhét đồ vào máy giặt, sẽ gây hư hỏng và giảm tuổi thọ máy giặt.
3. Giặt bằng tay sơ qua quần áo bẩn
Các loại quần áo nếu quá bẩn bạn có thể giặt sơ qua bằng tay trước, sau đó mới bỏ vào máy để giặt.
Giặt tay trước giúp vết bẩn không còn bám chặt vào quần áo
Các loại máy giặt thông thường hiện nay thường sẽ giặt theo chu trình cố định, không có khả năng cảm biến được độ bẩn của nước để có chế độ giặt thích hợp.
Vậy nên quần áo quá bẩn nếu muốn sạch hoàn toàn thì chắc chắn phải giặt lại thêm 1 - 2 lần, điều này sẽ gây ra việc tốn nhiều điện năng hơn bình thường.
4. Rút phích cắm máy giặt ra nếu bạn không còn sử dụng
Thông thường, bạn ít khi rút phích cắm ngay cả khi không dùng máy giặt. Dòng điện thường tăng giảm bất thường sẽ gây tổn hại đến các mạch điện, gây chập mạch nguy hiểm.
Rút phích cắm nếu không còn sử dụng
Vì vậy nếu không dùng máy giặt nữa, bạn nên rút phích cắm ra để bảo vệ máy giặt, gia đình cũng như tiết kiệm điện.
5. Sử dụng tính năng tiết kiệm năng lượng trên máy giặt
Nếu máy giặt của bạn có tính năng tiết kiệm năng lượng, hãy sử dụng nó. Tính năng này thường có chế độ "giặt nhanh" cho quần áo dính ít bẩn, các chế độ giặt tiết kiệm điện.
1. Sử dụng máy giặt cửa trước
Máy giặt cửa trước hoạt động theo cơ chế quay theo chiều trọng lực nên tiết kiệm nước gấp 3 lần so với máy giặt cửa trên.
2. Sử dụng máy giặt có chức năng cảm biến tải trọng
Công nghệ cảm biến tải trọng giúp máy nhận biết được khối lượng quần áo được đưa vào máy, từ đó sẽ đưa ra lượng nước giặt cần thiết.
Công nghệ này giúp tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng, người tiêu dùng không cần lo lắng về lượng nước liệu có dư thừa mỗi khi giặt.
3. Sử dụng bột giặt phù hợp với máy giặt
Nhiều hãng sản xuất bột giặt đã cho ra đời các loại bột giặt chuyên dùng cho máy giặt cửa trước và cửa trên. Tùy theo loại máy giặt của gia đình bạn mà chọn loại bột giặt phù hợp.
Ưu điểm của các loại bột giặt máy chính là giặt tẩy nhanh hơn bột giặt thông thường, ít bọt nên sẽ tiết kiệm nước trong quá trình giặt.
>>Xem thêm: Bạn đã biết lựa chọn máy giặt tốt, phù hợp với gia đình?
4. Chọn chu trình giặt hợp lý
Máy giặt có các chương trình giặt khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Các chế độ giặt khác nhau sẽ cung cấp lượng nước khác nhau
Tùy vào số lượng đồ mà bạn muốn giặt để chọn chế độ phù hợp. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm được lượng nước rất lớn.
5. Tận dụng lại nước thải sau khi giặt
Bạn có thể lắp thêm một bồn chứa nước thải kế bên máy giặt và lắp đặt đường ống để kết nối với nhau.
Bằng cách này bạn có thể sử dụng lượng nước thải được chứa trong bồn để rửa sân, rửa xe,...
Bột giặt Sense hy vọng với các cách được nêu ra trên đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa điện và nước khi sử dụng máy giặt.