Một ngày đẹp trời, bạn phát hiện ra những chiếc rèm cửa nhà bạn bị bám bụi bẩn, các vết vàng ố, lem nhem rất khó chịu mà dùng xà phòng bột giặt áo không dễ gì giặt tẩy sạch được. Vậy bạn đã biết cách giặt rèm một cách hiệu quả chưa? Cùng Sense bỏ túi những mẹo giặt rèm hiệu quả nhé!

Rèm vải treo lâu ngày sẽ bị bụi bám, thường từ 10 đến 12 tháng ta phải vệ sinh rèm một lần. Nhưng trước khi đem rèm vải ra vệ sinh bạn nên kiểm tra xem: rèm vải loại nào có thể giặt tay , rèm loại nào giặt bằng máy và rèm giặt ướt , rèm giặt khô.

1. Loại rèm giặt bằng máy

Là những bộ rèm cửa có chất liệu là sợi polyeste vì những chất liệu này có độ co thấp và bền, ổn định, dù có giặt nhiều lần bạn cũng không lo rèm bị biến dạng.

Lưu ý khi vệ sinh rèm cửa:

– Khi giặt rèm bằng bằng máy giặt bạn nên tháo các vòng khuyên kèm theo rèm ra hoặc có thể cho rèm vào túi giặt để giặt, tránh cho các vòng khuyên bằng sắt inox và chạm với máy làm hỏng máy giặt

– Luôn chọn chế độ giặt nhẹ nhàng khi giặt như chế độ delicate. Dù cho rèm cửa bạn khá dày, bạn cũng chỉ nên chọn giặt ở chế độ này. Vì sau khi giặt, rèm cửa còn chịu tác động của ánh sáng mặt trời, rèm cửa có thể bị biến đổi hình dạng và các sợi vải trở nên yếu hoặc xơ cứng.

2. Loại rèm không nên giặt bằng máy

Là những bộ rèm cửa có chất liệu là vải thô, vải gấm chúng rất dễ bị co so với kích thước ban đầu, rèm vải nhung dễ bị mất tuyết của bề mặt nhung với những mẫu rèm này bạn chỉ có thể giặt khô bằng cách vẫn treo rèm tại vị trí đó và dùng chổi quét bụi có động cơ để hút bụi kéo theo chiều vải từ trên xuống để luôn giữ được độ suôn và mềm mại của rèm. Bạn đem phơi nắng một lần. 

Sau khi được phơi nắng bạn có thể dùng chổi quét bụi đó thực hiện lại một vài lần như trước theo chiều vải từ trên xuống trước khi treo rèm.

3. Cách giặt đối với từng loại vải

Với mỗi chất liệu vải khác nhau, bạn cần chọn phương pháp vệ sinh hay dụng cụ cũng khác nhau. Ví dụ, bạn kiểm tra chất liệu vải của rèm cửa dày hay mỏng, loại vải gì, vải màu sáng hay màu đậm, vải có co rút hay ra màu hay không... 

- Các loại rèm vải sheer, vải voal có hoa thêu màu trắng bạn có thể giặt tay bằng nước có hòa xà phòng và một chút nước tẩy trắng. Khi đã giặt xong, không nên xoắn mạnh mà nên bóp nhẹ cho chảy bớt nước rồi đem ra phơi nắng. Đảm bảo rèm của bạn sẽ sạch trắng và suôn thẳng.

- Rèm vải bằng sợi tổng hợp: Trước tiên phải ngâm trong nước từ 2-3 phút, rũ cho hết bụi bám ở bề mặt, sau đó ngâm vào chậu nước lạnh đã hòa tan 2-3 thìa xà phòng bột, với thời gian từ 15-20 phút, vò nhẹ bằng tay. Không được giặt nước quá nóng để tránh bị biến dạng, sau khi rũ sạch bằng nước sạch xong, đem phơi nơi thông gió.

- Rèm vải bằng vải Lanh:vải Lanh được dệt từ sợi lanh, được hồ cứng để tạo độ đanh và sắc sảo cho vải. Vải lanh rất dễ nhăn và cần phải ủi; đặc tính vải nhẹ và mát. Nên giặt khô hoặc giặt nước lạnh với chất tẩy nhẹ, phơi khô tự nhiên.

- Rèm làm bằng vải bố hoặc vải đay: Loại rèm cửa này sau khi giặt sẽ rất khó khô. Do vậy, không thích hợp trực tiếp ngâm vào nước để giặt, mà nên dùng hỗn hợp acmoniac lỏng và nước xà phòng hoặc nước ấm để lau. Sau khi rèm khô có thể cuộn lại cất đi hoặc treo lên.

- Rèm làm bằng lông thiên nga: Muốn làm sạch loại rèm này, hãy ngâm chúng trong dung dịch làm sạch trung tính, ép nhẹ bằng tay, giặt xong phơi trên giá phơi hơi nghiêng để nước trút hết.

- Rèm kéo nhiều lớp: Loại rèm này được khá nhiều gia đình sử dụng. Khi rửa, kéo rèm xuống, phun một lượng thích hợp nước rửa kính hoặc nước sạch, sau đó dùng vải lau khô, rèm sẽ sạch bóng như mới. Chỗ dây kéo có thể dùng bàn chải lông mềm để chà. Nếu rèm quá bẩn, có thể thay nước bằng một lượng ammoniac lỏng.

- Rèm cuộn: Đầu tiên, cần hạ rèm xuống, trải phẳng, dùng vải chà. Trung tâm của thanh cuộn thường rỗng, có thể dùng một chiếc que dài, một đầu buộc vải lông để xoáy tròn vào bên trong, như vậy có thể lấy đi bụi bẩn bên trong. 

Chú ý: Khi phơi với bất kỳ loại rèm vải nào cũng không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ khiến vải khô cứng .Tốt nhất nên phơi những chỗ thoáng gió , dâm mát hoặc nắng nhẹ.

4. Mẹo giặt sạch rèm cửa

- Tẩy sạch vết dầu và cáu bẩn:

Vò nước 1, 2 lần cho màn, rèm cửa sổ bớt bụi bẩn, rồi dùng tàn thuốc lá ngâm trong nước (1-2 thìa tàn thuốc lá hòa tan trong 2 bát nước ngâm trong nửa giờ, dùng vải mịn lọc lại) thêm xà phòng hoặc bột giặt quần áo, cho rèm cửa sổ và màn vào ngâm, dùng tay vò nhẹ, cuối cùng rũ bằng nước sạch nhiều lần, vết dầu và cáu bẩn sẽ được tẩy sạch.

- Cách giặt màn trắng, sạch:

Dùng gừng tươi 25gr, thái miếng đun sôi tạo thành chậu nước gừng rồi cho màn vào ngâm khoảng 3 giờ, sau đó vò nhẹ, những chỗ ám đen lập tức biến mất. Giặt lại bằng bột giặt, rũ bằng nước sạch màn sẽ trắng như mới.

Ngoài ra, bạn có thểm tham khảo nước giặt xả Sense vừa có thể giặt rèm bằng máy giặt, lại vừa giặt rèm bằng tay, rất là tiến dụng.

Với công thức ưu việt đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu nhất mà không làm mất màu quần áo. Hoạt chất có trong nước giặt giúp ngăn chặn các vi khuẩn, nấm mốc sống trên sợi vải. Với độ PH trung tính sẽ không gây kích ứng làn da, không làm hại sợi vải. Mùi hương thơm mát, dịu nhẹ.

Chúc các bạn luôn giữ được nét mới cho bộ rèm cửa nhà mình với những cách giặt rèm cửa ở trên!




Hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước xả vải không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường được bán ra với mức giá rẻ. Các loại nước xả vải này chứa một số độc tố gây hại, nếu ngâm quần áo quá lâu không những hại quần áo mà còn “rước bệnh” vào người. 

Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tự chế nước xả vải từ những nguyên liệu giá rẻ có ngay trong nhà của bạn. Cùng Sense tìm hiểu 2 cách đơn giản làm nước xả vải vừa thơm lại vừa an toàn nhé!

Mùa hè chính là thời điểm muỗi phát triển và sinh sôi rất nhiều. Làn da mỏng manh nhạy cảm của bé là “mồi” ngon cho muỗi. Những vết đốt từ muỗi không chỉ gây ra những vết sưng gây ngứa ngáy, mà còn mang mầm bệnh như bệnh siêu vi trùng West Nile, bệnh tiêu chảy, dịch bệnh do virus Zika gây ra. Vậy làm cách nào để hạn chế bé bị muỗi đốt? Bé bị muỗi đốt phải xử lý ra sao?.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn