Hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước xả vải không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường được bán ra với mức giá rẻ. Các loại nước xả vải này chứa một số độc tố gây hại, nếu ngâm quần áo quá lâu không những hại quần áo mà còn “rước bệnh” vào người. 

Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tự chế nước xả vải từ những nguyên liệu giá rẻ có ngay trong nhà của bạn. Cùng Sense tìm hiểu 2 cách đơn giản làm nước xả vải vừa thơm lại vừa an toàn nhé!

Nước xả vải dạng bột

Nguyên liệu:

- 1 lọ thủy tinh có nắp đậy

- Muối Epsom: 200gr

- Baking soda: 50gr

- Tinh dầu (tùy chọn): 20 giọt

Thực hiện: 

Bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh có nắp, cho muối Epsom (một chất khoáng thiên nhiên) và baking soda vào lọ. Cho thêm 20 giọt tinh dầu theo sở thích để tạo mùi hương dễ chịu. Đóng nắp lại và sau đó lắc đều lên là xong hỗn hợp bột giặt quần áo rồi.

Nước xả vải dạng lỏng

Cách 1

Nguyên liệu: 

- 3,8 lít giấm trắng

- 1 lọ tinh dầu (nên mua loại 100% nguyên chất). Tùy vào sở thích, bạn có thể mua tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương, cam, chanh hay bạc hà….

Thực hiện:

Bước 1.Tạo hỗn hợp dung dịch

Bước này rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn giấm với phần tinh dầu bạn đã chuẩn bị(tầm khoảng 25 - 30 giọt). Sau đó hòa chung hai hỗn hợp này vào với nhau và để dùng từ từ.

Bước 2. Ngâm quần áo với nước sạch để làm ướt quần áo

Bước 3. Giặt quần áo kĩ qua trước với bột giặt (lưu ý bạn nên lựa đồ màu ra và để 1 bên, vì những quần áo bị ra màu nếu giặt chung với bột giặt sẽ làm lem màu ra những quần áo khác).

Bước 4. Xả quần áo qua nước sạch để cho quần áo hết bọt của bột giặt

Bước 5. Lấy 1 ít nước sạch khoảng tầm 1/3 chậu nước, đổ 1/2 cốc dung dịch trên vào ngâm chung với quần áo.

Bạn chú ý sử dụng giấm trắng, tránh dùng các loại giấm có màu để giữ được màu quần áo khi giặt nhé! Một đặc điểm của việc sử dụng giấm làm chất mềm vải là quần áo của bạn vẫn sẽ mềm như khi dùng nước xả vải đi mua, lại không bị ám mùi giấm. Do giấm là nguyên liệu tự nhiên nên quần áo cũng sẽ không mang nhiều mùi của hương liệu, hợp với những ai có da dễ kích ứng chất hoá học đấy!

Tùy vào số lượng quần áo có được mà bạn sử dụng lượng dung dịch đó. Có khi quần áo hơi nhiều bạn có thể dùng hết nguyên 1 cốc dung dịch đó.

Cách 2

Nguyên liệu: 

- Bột hàn the: 250gr. 

- Baking soda: 250gr

- Xà bông thực vật dạng lỏng: 250ml 

- Tinh dầu (tùy chọn):10 - 15 giọt

- Nước: 4,25 lít.

Thực hiện: 

Bước 1. Đổ 1,5 lít nước vào chảo nhỏ để đun.

Bước 2. Khi nước sôi thì tắt bếp và cho hàn the, bột baking soda vào khuấy đều.

Bước 3. Đổ 2,75 lít nước còn lại vào một chiếc chậu lớn. Tiếp đó, đổ 250ml xà bông thực vật dạng lỏng và 10 - 15 giọt tinh dầu vào rồi trộn đều.

Bước 4. Tiếp tục đổ dung dịch bột backing soda và hàn the vừa đun vào chậu và đảo đều. Bạn có thể cất dung dịch nước giặt vừa làm vào một chiếc can chứa và dùng dần.

Để bảo quản dung dịch nước giặt này tốt nhất, bạn nên đổ chúng vào một chiếc lọ thủy tinh nhựa to, tối màu và để ở chỗ thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao. Tinh dầu sẽ giúp quần áo của bạn sau khi giặt được thơm và mềm mại hơn, do đó bạn có thể bỏ qua bước dùng nước xả vải.

Ngoài 3 cách trên đây bạn có thể tham khảo nước giặt xả Sense

Nước giặt kết hợp xả Sense không chứa clo, phốt phát, và các chất phụ gia nhân tạo khác gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nó cũng không có thuốc nhuộm tổng hợp và nước hoa, cả hai đều có thể gây ra dị ứng ở một số người và viêm da ở những người khác. Do đó, nước giặt xả Sense không có nhiều bọt và tính tẩy mạnh như hóa chất nhưng lại an toàn cho sức khỏe người sử dụng, giúp da tay mềm, mịn và sáng, có thể tiếp xúc trực tiếp mà không cần mang găng. Đặt biệt nước giặt kết hợp xả Sense tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu và loại bỏ mùi hôi dầu, mùi thức ăn…Sử dụng tốt khi giặt bằng tay và bằng máy.

Bạn có thể đặt hàng trên hệ thống website http://sense.vn . Sau khi xác nhận đơn hàng chúng tôi sẽ tiến hành giao hàng đến tay bạn.

Hotline1800.585.886 (MIỄN PHÍ)




Mùa hè chính là thời điểm muỗi phát triển và sinh sôi rất nhiều. Làn da mỏng manh nhạy cảm của bé là “mồi” ngon cho muỗi. Những vết đốt từ muỗi không chỉ gây ra những vết sưng gây ngứa ngáy, mà còn mang mầm bệnh như bệnh siêu vi trùng West Nile, bệnh tiêu chảy, dịch bệnh do virus Zika gây ra. Vậy làm cách nào để hạn chế bé bị muỗi đốt? Bé bị muỗi đốt phải xử lý ra sao?.

Giặt quần áo cho người lớn đã khó, giặt quần áo cho trẻ sơ sinh càng phải chú ý nhiều hơn. Da của bé vô cùng nhạy cảm nên nếu giặt không đúng cách, không kĩ càng sẽ khiến bé mắc các bệnh về da liễu

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn