Thời tiết giao mùa, khiến cho các vi khuẩn phế cầu khuẩn dễ phát triển và sinh sôi, đặc biệt dễ ảnh hưởng đến các trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu. Ngoài việc gây bệnh hô hấp khiến viêm phổi, vi khuẩn phế cầu còn có thể lên não để gây viêm màng não, tỷ lệ tử vong cao. Bởi vậy, các mẹ cần lưu ý và phòng tránh cho con trẻ ngay từ bây giờ.

Tìm hiểu về phế cầu khuẩn và cách phòng ngừa

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loài vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. S. pneumoniae cư trú nhưng không gây ra bệnh trong mũi họng của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những người nhạy cảm, chẳng hạn như người già và suy giảm miễn dịch và trẻ em, vi khuẩn có thể gây bệnh.

Phế cầu khuẩn mang đến những căn bệnh gì cho con người

S. pneumoniae là nguyên nhân chính của viêm phổi lây nhiễm cộng đồng và viêm màng não ở trẻ em và người già, và nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV. Mặc dù tên gọi là phế cầu khuẩn, loài này lại gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn khác với viêm phổi. Các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn bao gồm viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào, và áp xe não.

Phế cầu khuẩn gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều nhất tới hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là thông qua bệnh viêm phổi. Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là streptococcus pneumoniae. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm.

bệnh phế cầu khuẩn

Bệnh phế cầu khuẩn có thể xảy ra với trẻ nhỏ nếu sức đè kháng của bé quá yếu

Phế cầu khuẩn có trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt nước miếng li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân.

Cách nhận biết bệnh do phế cầu khuẩn

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật, còn ở người già thì bệnh thường khởi phát từ từ. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp.

Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mãn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.

Trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, viêm màng não là bệnh khó phát hiện. Biểu hiện thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, biểu hiện của viêm màng não có thể là đau đầu và nôn ói. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý cho các con, nhất là các bé nhỏ mới sinh, sức đề kháng còn yếu.

Cách phòng ngừa cho trẻ khỏi phế cầu khuẩn

- Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh phế cầu khuẩn, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến các bệnh viện uy tín, chất lượng để được chẩn đoán và điều trị sớm.

bệnh phế cầu khuẩn

Hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của viêm phổi do phế cầu khuẩn

- Phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

- Hiện nay phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh, cho nên bác sĩ cần phải cân nhắc thuốc khi sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

- Sau khi mắc bệnh, miễn dịch đặc hiệu đạt được có thể kéo dài vài năm, nhất là các trường hợp nhiễm phế cầu týp huyết thanh có vỏ bao.

- Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng phòng điều trị có  trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú.

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi quá đông người, ô nhiễm vệ sinh.

- Tiêm văcxin phòng bệnh định kì cho trẻ hoặc theo đơn của bác sĩ.

- Giữ ấm cơ thể bé trong mùa mưa và mùa lạnh, cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu đời

- Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.

- Bảo vệ làn da cho bé bằng cách vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày và giặt quần áo bằng bột giặt Sense - an toàn cho da bé, kháng khuẩn.

Sense mong muốn thông qua các thông tin mà bài viết trên đây cung cấp, các bậc cha mẹ đã hiểu tác hại do vi khuẩn phế cầu gây ra và có những cách phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn để phòng tránh và bảo vệ những thành viên trong gia đình mình, đặc biệt là các bé nhỏ.




Cho bé ăn như thế nào là đủ ? Bé sẽ hấp thụ ra sao với những chất dinh dưỡng thiết yếu ? Đó là hàng loạt câu hỏi xoay quanh các vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn nhất định. Nhất là trong giai đoạn mà bé bắt đầu chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm tức là khoảng từ 12-24 tháng tuổi thì đâu sẽ là sự cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho bé. Hãy cùng các chuyên gia của bột giặt Sense nghiên cứu và tìm hiểu.

Bé ốm liên tục lại còn kéo dài dai dẳng, bạn cảm thấy vô cùng lo lắng cho bé ? Bạn cảm thấy mình luôn chăm sóc tốt và cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng khi chuyển đổi thời tiết, nhất là vào mùa đông thì bé lại hay bị ốm ? Vậy mẹ nên cho bé ăn gì để tăng cường sức đề kháng tốt ? Hãy cùng các chuyên gia của bột giặt Sense tìm hiểu về vấn đề này.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn