Dinh dưỡng trong từng độ tuổi nhất định sẽ có ảnh hưởng lớn đến thể chất của bé sau này, nhất là giai đoạn từ 12-24 tháng, thời kì mà bé được bố mẹ chuyển dần sang chế độ ăn mặn. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn bối rối khi thay đổi chế độ ăn uống cho con đặc biệt với các bé kén ăn thì các bố mẹ còn vất vả hơn nữa. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng tại bột giặt Sense tìm hiểu các thực phẩm và các thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.
Dinh dưỡng cần thiết để tham khảo cho bé từ 12-24 tháng
Thực đơn được áp dụng và có thể điều chỉnh một chút theo khẩu vị hoặc chế độ dinh dưỡng của riêng từng trẻ, bố mẹ cần lưu ý để có những thực đơn hấp dẫn và đầy đủ dưỡng chất cho các con.
Cách cho bé ăn đủ chất theo mỗi ngày
- Vấn đề cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho ăn thêm 500ml sữa/ ngày.
- Ăn 4 bữa cháo hoặc súp/ ngày.
- Ăn hoa quả chín theo nhu cầu của trẻ.
- Một tuần cho trẻ ăn 3-4 tuổi quả trứng gà cả lòng trắng.
Tạo sự hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn bằng các món ăn được trang trí đẹp mắt
Lượng thực phẩm/ ngày
-
Gạo: 100-150g
-
Thịt (cá, tôm): 100-122g, 1 tuần 3-4 quả trứng gà
-
Dầu (mỡ): 30g
-
Quả chín: 200g
-
Cam 50-100g: ½ quả + 1 thìa cà phê đường kính + 50ml nước lọc.
Cách nấu cháo cho trẻ dễ ăn
Nấu một nồi cháo trắng, đến mỗi bữa ăn múc một bát con ăn cơm cháo vào xoong nhỏ, mỗi bữa ăn cho thịt, cá, tôm xay, băm nhỏ để thay đổi bữa cho trẻ.
Thành phần một bát cháo như sau:
- Thịt (cá, tôm, gan, tim, lạc): 30-40g
- Dầu (mỡ): 2 thìa cà phê (10g)
- Rau xanh: 3 thìa cà phê băm nhỏ
Thay đổi các loại chất trong cháo hàng ngày để bé ăn không bị ngán
Chú ý: Từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa ngoài.
Quản lý chế độ dinh dưỡng cho bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Khoảng thời gian từ 12-24 tháng tuổi thì cũng là lúc thời gian vận động của bé nhiều hơn nên năng lượng mà bé cần nạp vào cũng nhiều hơn so với trước, bởi vậy các mẹ trong lúc trông bé cần để ý để cho bé những dưỡng chất đầy đủ. Dinh dưỡng quan trọng từ 12-24 tháng tuổi cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến thể chất trưởng thành của bé sau này.
Một ngày bé cũng cần ăn đủ 3 bữa ăn chính, xen kẽ là 3 - 4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui. Trong mỗi chén cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:
• 2-3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn (Thịt, cá, tôm, cua, trứng… Nếu mẹ nấu cháo nước xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt vì chứa nhiều chất đạm).
• 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt..)
• 1-2 muỗng dầu ăn
• Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén
Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai vô cùng quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.
Những lưu ý quan trọng
• Cơ thể bé hằng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.
• Mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho...
• Trước bữa ăn chính 1,5 – 2 tiếng, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh làm bữa chính mất ngon.
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không nên gì bắt ép bé ăn quá nhiều hay ăn những món bé không thích
Hãy tập cho bé những thói quen ăn uống tốt và lành mạnh ngay từ bây giờ
Mỗi một bé đều có thể chất khác nhau, tất cả những thông tin dinh dưỡng trên đây các bậc bố mẹ cần lưu ý để điều chỉnh phù hợp cho các con đồng thời thay đổi thực đơn đa dạng để bé có thể yêu thích và tạo những thói quen ăn uống tốt hơn. Bột giặt Sense hi vọng thông qua bài viết này sẽ mang đến những kiến thức thú vị cho các bà nội trợ thông thái.