Sự nổi loạn của trẻ lên ba
Ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, thế giới nhận thức của bé cũng bắt đầu thay đổi dần. Bé có thể không hiểu hết lời của người lớn nhưng cũng đã bắt đầu bập bẽ học nói theo và hiểu được khi nào bố mẹ mắng hay khi nào bố mẹ khen và cưng chiều. Nhiều vấn đề thắc mắc của bé cũng được hỏi liên tục. Đó là khoảng thời gian câu hỏi " tại sao " luôn nằm chờ bên môi bé. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để các bậc phụ huynh có thể uốn nắn con trẻ và giáo dục những nhận thức đúng đắn nhất cho con. Vậy làm thế nào để định hướng tốt cho con và kiềm chế được sự " nổi loạn " ở tuổi lên ba của con. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia của bột giặt Sense chia sẻ.
Kiềm chế sự nổi loạn của trẻ lên ba như thế nào là hiệu quả
Mỗi trẻ sẽ mang những tính cách khác nhau, tuy nhiên bạn vẫn cần phải lưu ý những điều này trong quá trình giáo dục và kiềm chế tính cách " nổi loạn " cho con.
Không giáo huấn, quát mắng con trẻ
Khi trẻ lên 3 tuổi, cách nhận thức cũng trở nên rõ ràng hơn, có nhiều việc bố mẹ càng cấm, bé càng chống đối và ra sức làm ngược lại với điều bố mẹ không cho phép. Đây là sự phản kháng tâm lí của trẻ. Vậy nên trước hết, cha mẹ cần nhớ, với trẻ 2-3 tuổi, mọi lời giáo huấn đều vô giá trị. Bởi vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ quá ít ỏi nên việc hiểu cả một đoạn hội thoại dài với từ ngữ phức tạp quả là vô cùng khó khăn. Thậm chí, với trẻ lớn hơn cũng thế, một đoạn giáo huấn đầy tính chính trị xã hội thực sự rất khó nghe và khó tiếp nhận. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dừng lời giáo huấn lại ngay lập tức và hành động.
Không nên to tiếng, nạt nộ con trẻ đặc biệt là trước đám đông
Việc quát mắng trẻ đặc biệt là trước chốn đông người sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lí tự ti của trẻ sau này. Việc gây ra sự xấu hổ cho bé trước mặt mọi người chỉ làm tính cách của bé trở nên e dè và thiếu tự tin.
Bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe lời con nói
Trẻ bắt đầu khóc rồi, trẻ sắp gào và sắp nôn ói. Sau khi xác định rõ ràng rằng trẻ không đau, không đói, không gì cả, chỉ ăn vạ thôi, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Lời mắng mỏ sắp trào ra ngoài cần phải nuốt vào trong. Hãy kiểm tra thân thể cho bé một cách chắc chắn rằng sức khỏe của bé không bị vấn đề gì.
Khi xác nhận bé không sao cả mà chỉ đang muốn ăn vạ, cha mẹ có thể làm việc riêng của mình, một bên thì vẫn cần lắng nghe động tĩnh từ con trẻ. Thái độ cha mẹ cần có là phải cực kỳ bình thản và vui vẻ. Điều đó cũng có nghĩa là lờ tịt trẻ đi.
Khi trẻ ăn vạ, trẻ không nghĩ gì cả, trẻ chỉ muốn đòi một món đồ gì đó mà bố mẹ không đáp ứng hoặc là chỉ muốn thu hút sự quan tâm của bố mẹ. Vì thế,bố mẹ càng bình thản bao nhiêu, cơn giận hờn càng nhanh chóng tắt ngấm bấy nhiêu.
Ở độ tuổi 2-3 tuổi, trẻ rất hay ăn vạ bố mẹ
Coi như chưa có chuyện gì xảy ra
Sau khi trẻ đã thôi không ăn vạ nữa thi bố mẹ hãy tỏ ra như không có gì vừa xảy ra, mọi thứ bình thường thì con sẽ hiểu ngay là cha mẹ tuyệt đối không sợ việc ăn vạ của mình và sau 2-3 lần thì bé sẽ ngừng lại, không ăn vạ nữa.
Nếu bé chỉ ăn vạ mà không có lí do, không nên chiều theo ý của bé
Nếu con ăn vạ ở ngoài đường, siêu thị... để đòi mua cái gì đó thì việc cần làm là lờ đi và bỏ đi. Đảm bảo con sẽ chạy theo vì sợ. Hãy định hướng những điều đúng đắn cho bé. Bạn có thể cưng chiều bé theo cách riêng của mình chứ không phải chiều hư theo mọi ý muốn của con. Điều này sẽ gây nguy hiểm, tạo thành những thói quen xấu cho trẻ ngay từ nhỏ.
Hãy làm cho con biết sợ khi nghịch đồ nguy hiểm
Nếu con đút tay vào ổ điện, mọi lời trách mắng sẽ khiến bé nhiều khi không hiểu hết và rồi hành động nguy hiểm đó có thể sẽ bị lặp lại. Thay vào đó, bố mẹ có thể giả vờ cầm tay bé, dọa đưa tay bé vào ổ điện và tỏ ra rất sợ hãi. Theo phản xạ, bé sẽ khóc to ,lúc đó bố mẹ cũng gào to hơn nữa thì tiếng động đó còn làm trẻ sợ và khóc to hơn. Sau vài phút, hãy ôm con vào lòng và dỗ dành. Nó sẽ ngưng khóc nhưng cũng đủ sợ cái ổ điện đó để không khám phá nữa.
Luôn chú ý tới con trẻ, tránh những thiết bị nguy hiểm như ổ điện
Dạy cho trẻ đâu là những nguy hiểm cần tránh
Công thức này đúng với mọi đồ vật nguy hiểm các bố mẹ nhé. Nhưng hãy nhớ kĩ rằng, bạn phải là người điều chỉnh, uốn nắn con một cách tốt nhất, đừng gây ra những nỗi sợ hãi vô cớ hay nỗi sợ tự ti vô cớ cho trẻ bởi những điều này sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến tính cách sau này khi trẻ trưởng thành.
Hãy khuyến khích và tạo những môi trường, hoạt động vui chơi bổ ích cho bé thay vì gò bó trẻ trong nhà.
Thông qua bài viết trên đây, bột giặt Sense hi vọng các bạc phụ huynh đã có những định hướng và giải pháp riêng cho các bé yêu trong gia đình mình. Hãy cùng tạo nên môi trường phát triển lành mạnh cho bé yêu của bạn.