“Con giỏi quá”, con rất cố gắng” có lẽ là những câu cha mẹ thường dùng nhất để khen ngợi con mỗi khi trẻ làm được điều gì. Vì khen ngợi là cách để cha mẹ gieo hạt mầm tạo nên động lực cho trẻ hành động, cũng như nuôi dưỡng sự tự tin ở bản thân trẻ. Thế nhưng lời khen cũng như một hạt giống tùy theo cách gieo khác nhau mà sẽ nảy mầm hay bị sâu mọt. Vì vậy khen trẻ như thế nào cho đúng là một điều rất quan trọng. Cùng Sense khám phá 5 nguyên tắc khen ngợi con của bà mẹ “thần đồng”  Đỗ Nhật Nam nhé!

Đỗ Nhật Nam dù tuổi còn nhỏ nhưng với những thành tích cậu đạt được không khỏi làm người khác ngưỡng mộ. Đằng sau những thành công đó là những bí quyết nho nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn của mẹ Nam – chị Phan Hồ Điệp. Trong mỗi bước tiến của con luôn có mẹ động viên, dành những lời khen ngọt ngào cho con. Vậy mẹ Điệp đã khen Nam thế nào?

1.Nguyên tắc đầu tiên là "không khen vào sản phẩm mà khen vào quá trình".

Ví dụ chị Điệp hay khen con "rất nỗ lực, lúc làm bài mẹ còn thấy Nam toát cả mồ hôi". Mẹ “thần đồng” cho rằng, việc khen quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng những nỗ lực của con khi thực hiện việc gì đó mới khiến mọi người để tâm quan sát và đánh giá nhiều nhất. Với các công việc khác, trẻ sẽ chú trọng và tiếp tục cố gắng hơn nhiều để được người lớn công nhận, khen ngợi.

2.Nguyên tắc thứ hai là "không so sánh với con của người khác mà chỉ so sánh với chính đứa trẻ ở khía cạnh tích cực".

Ví dụ, hôm qua con chưa làm được cái này, hôm nay con làm được là điều rất tuyệt vời. Theo chị Phan Hồ Điệp, trẻ con có một kẻ thù vô hình nhưng đáng sợ là "con nhà người ta". Việc bố mẹ hay so sánh với những đứa trẻ khác vừa khiến trẻ có thể tự ti, vừa nảy sinh lòng đố kị. "Bố mẹ đừng bao giờ so sánh con mình với con nhà người khác, hạn chế dùng những từ chê bai, đặc biệt không chê con trước đám đông", chị Điệp chia sẻ.

3.Nguyên tắc thứ ba là không nhấn vào các phẩm chất của con mà khen như: thông minh thế, tuyệt vời thế.

Lý do chị Điệp đưa ra là không phải đứa trẻ nào cũng giỏi, thông minh nên nếu được khen nhiều những phẩm chất này, khi ra đời trẻ có thể thấy những lời khen trái với thực tế và thất vọng về mình. Cách mẹ Đỗ Nhật Nam làm là khen vào trạng thái của mẹ như: "Nam làm được cái này mẹ rất vui, tự hào, hạnh phúc…".

4. Nguyên tắc thứ tư, chú ý khen cả những thứ con không để ý.

"Trẻ con thường cực kỳ sung sướng về điều này", chị Phan Hồ Điệp nói và phân tích việc khen con cả những thứ con vô tình làm như "đưa đồ chơi cho bạn" sẽ giúp trẻ hiểu rằng hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.

5. Nguyên tắc thứ năm là truyền đạt lại lời khen của người khác đến trẻ.

Chị Điệp cho rằng, điều này làm lời khen có vẻ khách quan hơn. Chị cũng thường áp dụng nguyên tắc học trong cuốn Cha mẹ Nhật truyền cảm hứng cho con này với Nhật Nam và thấy hiệu quả. Ví dụ, chị thường lấy lời khen của ông hàng xóm kể lại với Nam như: ông khen Nam đi học về biết chào, hỏi mọi người. Cách này khiến Nam vui vẻ và những ngày sau đó luôn chào hỏi mọi người khi đi học về.

Những lời khen còn đáng giá hơn bất cứ phần thưởng nào cha mẹ dành cho con cái. Do vậy cha mẹ nên dành những lời khen chân thành, đúng chỗ, đúng cách cho con sẽ tác dụng tích cực đến trẻ. Những lời khen sẽ kích thích sự tự tin, kích thích tiềm năng sáng tạo, tạo động lực cho trẻ trong học tập cũng như phát triển tư duy.

Chúc các mẹ nuôi con ngoan, con giỏi!




Dạy con là đặc quyền nhưng cũng là thử thách đối với mỗi bậc cha mẹ. Trong mỗi phương pháp giáo dục trẻ  đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ xuất thân cũng như suy nghĩ của bố mẹ các bé. Bạn có tò mò những người nổi tiếng thường xuyên bận rộn, ít thời gian dành cho con sẽ có cách dạy con như thế nào không? Cùng Sense tìm hiểu cách dạy con “bất ngờ” của sao Việt nhé!

Từ khi con gái lọt lòng, vợ chồng Mark Zuckerberg đã có rất nhiều tâm huyết trong việc dạy con với mong muốn con sẽ có một cuộc đời tràn ngập tình yêu thương, niềm vui... giống như mình đang có.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn