1. Gối
Các loại gối trong nhà bao gồm gối sofa, gối giường, gối ngồi đều là những nơi "lý tưởng" cho vi trùng vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Trung bình có cả tỷ vi khuẩn ẩn chứa trong gối của bạn do mồ hôi, gàu và bụi trên đầu bám trên vỏ gối. Đó là lý do tại sao bạn nên giặt vỏ gối thương xuyên và phơi phóng lõi gối dưới ánh mặt trời mạnh khoảng 3 đến 6 tháng 1 lần.
2. Các đồ dùng nhỏ
Chúng ta thường không để tâm nhiều đến việc làm sạch các vật dụng nhỏ như cốc, chén, ly nhỏ, ấm đun nước, ấm trà… Để làm sạch các vật dụng nhỏ này, bạn chỉ cần đổ hỗn hợp nước với giấm trắng, để khoảng một giờ, sau đó rửa sạch chúng bằng nước thường. Đối với lò nướng bánh, bạn dùng một miếng bọt biển cọ rửa các khay đựng bánh ngay sau mỗi lần nướng bánh và để khô.
3. Hốc thông gió
Khi lau chùi quạt thông gió, bạn đừng quên lau phần chụp thông gió, nếu không bụi và vi khuẩn từ bộ phận trên sẽ vẫn có thể lan truyền khắp phòng nhà bạn khi quạt được bật lên. Tốt nhất, bạn nên lau chùi chụp thông gió một tháng một lần với nước ấm hòa cùng nước rửa chén. Lau chùi nơi này rất bụi bặm do đó bạn phải đeo khẩu trang vào nhé!
4. Dàn làm mát của tủ lạnh
Bạn có biết rằng lau chùi dàn làm mát của tủ lạnh là một cách thiết kiệm điện không? Bạn nên lau chùi bộ phận này khoảng 2 lần 1 năm. Bạn hãy dùng các thiết bị hút bụi để làm sạch cuộn dây tủ lạnh, nhưng hãy nhớ rút phích cắm tủ lạnh trước khi bạn vệ sinh bộ phận này nhé.
5. Hốc thoát khí trong phòng tắm
Cửa sổ thoát khí trong phòng tắm thường không sạch sẽ và cần được lau chùi thường xuyên bởi không khí ẩm ướt và bụi bẩn thường lưu trú ở đây và là nguồn lây nhiễm vi trùng, vi khuẩn lớn. Bạn có thể lau nơi này bằng hỗn hợp nước ấm pha với nước rửa bát nhé!
6. Sách
Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng số lượng bụi bặm, vi trùng bám trên những cuốn sách lâu không đọc trên giá sách của bạn sẽ khiến bạn sốc đấy. Bụi, nấm mốc có thể bao phủ bìa sách, và khi bạn cầm sách, vi khuẩn có thể bám vào tay hay bị hít vào qua đường hô hấp của bạn. Đó là lý do vì sao, các bạn bị bệnh đường hô hấp thường bị dị ứng khi đọc sách báo cũ. Hãy dọn dẹp chúng thật sạch để bảo vệ sức khỏe của mọi người nhé!
7. Bóng đèn
Bóng đèn có điện từ nên chúng có thể hút bụi từ môi trường xung quanh, chính vì thế mà khi bạn chạm tay lên một bóng đèn bạn có thể thấy rất nhiều bụi bám ở đó. Bạn nên làm sạch bóng đèn thường xuyên với cây phủi bụi để bóng luôn chiếu sáng và tránh được vi khuẩn bám vào lớp bụi trên bề mặt bóng đèn.
8. Quạt trần
Giống như bóng đèn, quạt trần có thể hút bụi bám chặt vào các cánh quạt, thậm chí là tóc và bất cứ vật gì bị hút theo chiều gió quạt trần quay. Để tránh bụi và vi khuẩn lây lan trong nhà, bạn nên lau chùi quạt trần ít nhất một lần trong năm. Chú ý dùng thang an toàn để tháo gỡ và lau quạt, rồi lại lắp lại chắc chắn.
9.Thùng đựng rác
Không cần phải nói, đây là một ổ siêu vi trùng mà bạn nên nhớ phải dọn sạch thường xuyên chứ không phải chỉ là dịp Tết thôi đâu. Trước tiên là đổ rác hàng ngày, không lưu trữ rác lâu trong thùng rác để tránh vi trùng, vi khuẩn sinh sôi và bốc mùi. Sau đó, rửa thùng đựng rác sạch với dung dịch nước ấm và giấm trắng, rồi để khô. Nên sử dụng thùng rác có nắp đậy để tránh côn trùng bám đậu và đẻ trứng trong đó, gây mất vệ sinh.
10. Cửa sổ
Hãy quét dọn lau chùi cửa sổ nhà bạn ít nhất một lần một tháng bởi đây là khu vực tiếp giáp giữa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong nhà bạn. Bạn nên chú ý vệ sinh khu vực này thường xuyên, bao gồm cả việc giặt rèm che cửa và lau chùi các đồ vật trưng bày ở cửa sổ.
11. Các thiết bị điện cá nhân
Các thiết bị điện có điện từ nên có thể hút bụi và làm ổ để vi trùng, vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là các thiết bị cá nhân như bàn phím máy tính, chuột máy tính, đĩa DVD hay điều khiển từ xa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bàn phím máy tính và chuột máy tính còn bẩn hơn cả bệt bồn cầu. Thật không thể tin được đúng không? Nhưng đúng là như thế đấy. Chính vì thế hãy dùng đúng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho các đồ điện tử nói trên để vệ sinh chúng sạch và an toàn nhé!
12. Máy giặt và máy sấy
Máy giặt và máy sấy luôn trong tình trạng ẩm ướt chính vì thế mà vi khuẩn có thể sinh sôi phủ kín bề mặt máy đấy. Để vệ sinh máy giặt và tránh tình trạng quần áo bị nấm mốc, bạn không nên để quần áo bẩn và quần áo ẩm ướt lâu trong máy giặt. Đối với máy sấy, bạn nên vệ sinh khu vực cánh quạt và cửa máy ít nhất một lần một năm.