Bọ ve là một loại côn trùng nhỏ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.Ba mẹ cần xử lý thế nào khi bé bị bọ ve cắn?Cùng tìm hiểu với Sense qua bài viết dưới đây nhé.

Ba mẹ cần xử lý thế nào khi bé bị bọ ve cắn?

Bọ ve truyền một loại đường alpha-gal từ động vật mà chúng cắn trước đó vào máu con người thông qua vết cắn, gây nên phản ứng chống lại chất lạ của hệ miễn dịch.

Cảnh báo này được các bác sĩ tại khoa dị ứng của Bệnh viện Addenbrooke's (Cambridge) và Cơ quan dịch vụ y tế NHS (London, Anh) công bố trên tạp chí y khoa Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ sau khi xác nhận 5 ca nhiễm bệnh do bọ ve cắn.

Bọ ve là loài ký sinh có 8 chân. Chúng sống bằng cách hút máu của vật chủ, thường là các loài động vật như chó, mèo, bò, thậm chí cả con người. Bệnh bọ ve cắn xuất hiện chủ yếu ở các vùng nhiều động vật hoang dã, vùng nông thôn trên khắp thế giới.

Loài động vật này được biết đến là tác nhân chính gây bệnh Lyme, ảnh hưởng lớn đến tim, khớp và hệ thần kinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, 5 ca bệnh mới mà các bác sĩ tại Anh tiếp nhận cho thấy mối nguy khác từ loài hút máu này.

Cả năm bệnh nhân đều xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các loại thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.

NHS thông báo hiện đội ngũ y bác sĩ tại Anh không có biện pháp khắc phục dị ứng thịt do ve gây ra. Có nghĩa là người bị ve cắn sẽ dị ứng với thịt vĩnh viễn, và điều duy nhất người mắc bệnh có thể làm để sống khỏe là kiêng thịt đỏ.

Các chuyên gia cho rằng bọ ve mang trong nước bọt một loại đường gọi là "alpha-gal" từ những vật chủ như cừu hoặc hươu và sau đó truyền sang con người qua vết cắn.

Đường alpha-gal có ở hầu hết động vật, trừ linh trưởng, nhưng thông thường con người không dị ứng với alpha-gal có trong thịt động vật khi chúng ta ăn, vì chất này đi qua hệ thống tiêu hóa mà không phải hệ thống miễn dịch.

Nhưng qua vết cắn của bọ ve, nếu alpha-gal được đưa trực tiếp vào máu nhiều lần thì hệ thống miễn dịch có thể coi đó là một chất lạ và hình thành các "đội quân kháng thể" để chống lại nó.

Kết quả là, lần tiếp theo khi tiếp xúc với alpha-gal thông qua ăn thịt hoặc thậm chí chỉ cần ngửi mùi khi nấu, cơ thể sẽ phát triển một phản ứng.

Các triệu chứng dị ứng thịt bao gồm nổi mề đay, đau dạ dày, sưng khí quản và thậm chí sốc phản vệ.

Điều khác biệt nhất cho đến nay được các bác sĩ ghi nhận là trong khi hầu hết các phản ứng dị ứng thực phẩm khác thường xảy ra ngay lập tức, dị ứng thịt đỏ do ve gây ra thường chậm hơn, từ ba đến tám giờ sau khi ăn.

Để tránh bị bọ ve đốt nên vê sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo. Tránh môi trường ẩm thấp. Thường xuyên tắm, tỉa lông cho vật nuôi.

Bọ ve cũng có thể gây kích ứng da và dị ứng da nếu bị cắn hoặc châm vào da người. Khi chúng cắn vào da, có thể gây ngứa, đau, sưng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Có một cậu bé tên Đồng Đồng (3 tuổi) được bố mẹ đưa đi dã ngoại ở công viên. Khi trở về nhà, trong lúc tắm thì người mẹ phát hiện phía dưới tai của con trai mình có một chấm đen nhỏ. Nghĩ là vết bẩn nên người mẹ cố chùi sạch nhưng nhận ra có một thứ gì đó sần sùi kỳ lạ.

Bé 3 tuổi bị bo ve cắn, bố cứu con bằng 3 bước: Bác sĩ bảo “không cần điều trị, về nhà quan sát thêm” - Ảnh 1.

Vết chấm đen do bọ ve cắn.

Cô vội gọi chồng tới kiểm tra và nói có một nốt ruồi nhỏ ở dướii tai con mình, không biết đó là thứ gì. Bố của Đồng Đồng lấy kính lúp soi và phát hiện đó thực ra là bọ ve. Vì thường xuyên đọc tin tức về bọ ve cắn nên người mẹ rất sốc khi nghe tin này.

Người bố vẫn bình tĩnh tìm cách xử lý. Anh kể rằng, con của đồng nghiệp cũng từng bị bọ ve cắn, người nhà tự ý gỡ bọ ve ra nhưng phần đầu vẫn còn bị kẹt lại trong da. Đứa bé sau đó được đưa tới bệnh viện, được gây mê và cắt bỏ một miếng da để lấy phần đầu bọ ve ra.

Kể từ đó, anh rất quan tâm tới những thông tin liên quan tới bọ ve, còn chủ động mua một cái nhíp để đề phòng. Sau đó, anh tiến hành từng bước xử lý con bọ ve đang bám dính dưới tai con trai mình.

- Đầu tiên, anh đổ rượu lên đầu con bọ ve, khi bị rượu kích thích thì đầu của nó sẽ từ từ mềm ra, có thể quan sát thấy điều này dưới kính lúp.

- Tiếp theo, dùng phần đầu nhọn của nhíp gắp đầu bọ ve trước, cẩn thận khi gắp không được gắp trúng phần bụng. Trong dạ dày bọ ve có rất nhiều vi khuẩn, nếu bụng bị vỡ, vi khuẩn sẽ trong đó truyền vào máu, khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Đầu bọ ve sau khi được kẹp thì nhẹ nhàng kéo nó ra.

- Cuối cùng là rửa vết bọ ve cắn bằng xà phòng tắm trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước.

Mặc dù đã cẩn thận làm 3 bước này nhưng bố của Đồng Đồng vẫn không an tâm. Trước đó anh đọc thông tin có người bị bọ ve cắn lên cơn sốt cao nên đưa con tới bệnh viện khám để an tâm hơn.

Khi bác sĩ nghe về quá trình xử lý của người bố, kiểm tra kỹ thì Đồng Đồng không có triệu chứng gì bất thường nên không cần điều trị, cho về nhà theo dõi thêm.

Trên thực tế, một số bố mẹ tự ý gắp bọ ve cắn ra khiến đầu của nó bị kẹt lại bên trong da. Trường hợp khác thì bố mẹ không dám gắp bọ ve ra, sau vài ngày thì vết cắn đã sưng tấy, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nếu xử lý từng bước đúng cách như trong trường hợp của Đồng Đồng, đứa trẻ không cần gây mê hay phẫu thuật, chỉ cần ở nhà quan sát thêm. Sau vài ngày, bố của Đồng Đồng cảm thấy nhẹ nhõm vì con mình không có biểu hiện gì bất thường.

Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố mẹ nên tìm hiểu thêm các phương pháp khoa học để kịp thời xử lý các tai nạn xảy ra như trường hợp bị bọ ve cắn như trên.

>>Xem thêm:  Nước giặt đồ em bé nào an toàn, tốt nhất hiện nay?




Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dậy con thành tài và không ít người tốn vô vàn thời gian vào việc kiếm tìm công thức để đạt được giấc mơ đó. 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài. Cùng bột giặt Sense tìm hiểu thêm nhé.

 

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn