Bạn rất khó khiến con trẻ hợp tác? Bạn thường đánh con, hoặc la mắng chúng cả ngày? điều đó chỉ làm chúng tổn thương chứ không thể lớn lên. Bí kíp mà Sense giới thiệu sau sẽ giúp bạn biết cách khiến trẻ chịu nghe lời, chịu nói...

Nuôi dạy trẻ là một điều cục kỳ khó khăn, là tâm huyết suốt cuộc đời của những bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng làm sao để xử lý được những cảm xúc tiêu cực của con cái? biểu đạt nỗi tức giận của mình mà không làm tổn thương bọn trẻ? Hay đơn giản hơn một chút, bạn muốn khuyến khích con cái hợp tác nhưng chúng lại cứ hay “ngậm tăm” không chịu nói ra? Bạn muốn làm cách nào đó mà chúng biết giới hạn mà vẫn thể hiện thiện chí? hoặc giải quyết xung đột một cách êm hoà?...

Bạn yêu thương con, tôn trọng chúng và ngược lại, chúng cũng yêu quý bạn. Nhưng khi có mâu thuẫn, hai bên đều có thể làm tổn thương nhau một cách sâu sắc mà không dễ gì hàn gắn. Mọi việc sẽ thực sự nghiêm trọng khi sự việc lặp đi lặp lại... 

Muốn con nghe lời, hãy nghe lời con nói

Khi tôi buồn và bị tổn thương, tôi có muốn nghe lời khuyên, triết học, tâm lý hay quan điểm của người khác không? Những thứ đó chỉ làm tôi cảm thấy tồi tệ hơn. Thế nhưng, chỉ cần một người lắng nghe, hiểu được cái đau bên trong và cho tôi cơ hội để nói về vấn đề thì dần dần tôi sẽ cảm thấy đỡ buồn bực hơn, đỡ rối rắm hơn và có khả năng đối đầu với cảm xúc và vấn đề của mình hơn. Quá trình ấy không khác gì với con trẻ. Con có thể tự giúp mình nếu như con có một người lắng nghe và thông cảm. Thế nhưng chúng ta không tự nhiên biết cảm thông. Đa số chúng ta lớn lên cùng với việc cảm xúc của chúng ta bị phủ nhận. Và để học được ngôn ngữ cảm thông này, chúng ta cần phải học và thực hành phương pháp ấy.

Làm thế nào để lắng nghe con nói:

1. Thay vì lắng nghe nửa vời, hãy lắng nghe với 100% chú ý. Vì sao? Vì nói với một người chẳng buồn nghe mình nói thì chẳng có ích gì, và trẻ sẽ không muốn nói với người chỉ nhép môi cho có. Nói với cha/ mẹ mà toàn ý nghe mình thì trẻ dễ nói hơn nhiều. Có khi cha/ mẹ chẳng cần nói gì cả. Thương thì cái im lặng cảm thông là tất cả mọi thứ đứa trẻ cần.

2. Thay vì hỏi và cho lời khuyên, hãy dùng từ “Ồ… Ừm… Mẹ hiểu…” để công nhận cảm giác của con. Trẻ không thể nào nghĩ một cách rõ ràng và mạch lạc được nếu như cứ bị hỏi, đổ lỗi hoặc cho lời khuyên. Bạn có thể giúp rất nhiều bằng cách nói một từ đơn giản “Ồ… ừm…” hoặc “Mẹ/ Cha hiểu”. Những từ như thế này, cộng với thái độ quan tâm đích thực sẽ giúp trẻ tự khám phá suy nghĩ và cảm xúc của mình và có thể tìm ra giải pháp của riêng mình.

3. Thay vì phủ nhận cảm xúc của con, hãy giúp trẻ đặt tên cảm xúc. Đứa trẻ nghe được từ miêu tả cảm giác con đang trải qua thì sẽ thấy dễ chịu vô cùng. Chẳng hạn như “Chuyện ấy có vẻ khó khăn quá”, như vậy là bạn đã hiểu được cảm giác của con rồi.

4. Thay vì lý luận và giải thích, cho trẻ một điều ước. Khi trẻ muốn một thứ mà chúng không có, người lớn thường hay phản ứng bằng cách giải thích hợp lý vì sao chúng không thể có nó. Chúng ta càng giải thích, con càng phản đối hăng. Thỉnh thoảng, chỉ cần có người hiểu con muốn thứ ấy nhiều như thế nào là đủ thì làm cho chúng dễ chịu hơn chừng nào. “Mẹ ước rằng mẹ có thể làm trái chuối này chín liền ngay cho con”. 

Nói sao để con nghe lời & làm theo.

CHÚ Ý:

– Trẻ thường bất bình khi từ con nói được ba mẹ lặp lại cho con nghe.

– Có trẻ không thích nói gì cả khi buồn bực. Đối với những trẻ này, chi cần ba / mẹ ở bên cạnh là đủ.

– Nhều trẻ trở nên khó chịu khi chúng diễn tả một cảm giác sâu đậm còn ba mẹ thì đáp lại lạnh lùng.

– Và cũng vô ích khi ba mẹ phản ứng thái quá so với cảm xúc thật của trẻ.

– Trẻ không thích những tên mà chúng tự đặt được cha mẹ lặp lại.

Rõ ràng, giúp con đối diện với cảm xúc là một nghệ thuật, không phải khoa học. Nhưng bạn hãy tin, sau vài lần thử và sai, chúng ta sẽ cảm được cái nào tốt hơn và không tốt cho con. Qua nhiều lần, bạn sẽ biết cái nào làm con khó chịu, cái nào làm con dễ chịu, cái gì tăng khoảng cách và cái gì làm con gần gũi lại, cái gì làm con đau và cái gì làm con lành. Sự nhạy cảm của bạn là quan trọng nhất.




Là cha mẹ, để đối phó với những đứa con cứng đầu quả thực là vấn đề khó khăn. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn để đứa trẻ bướng bỉnh trở nên dễ dạy bảo hơn.

'Tôi viết đơn này, trước hết xin nhận mọi khuyết điểm về phần mình khi quyết định cho cháu nhà là học sinh dốt, không giỏi, không tiên tiến', Ngọc Thạch viết.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn