Là cha mẹ, để đối phó với những đứa con cứng đầu quả thực là vấn đề khó khăn. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn để đứa trẻ bướng bỉnh trở nên dễ dạy bảo hơn.

Thuần phục một đứa trẻ bướng bỉnh liệu có khó như bạn nghĩ?

Tại sao trẻ bướng bỉnh?

Các chuyên gia tâm lý cho biết, thái độ ngang bướng ở trẻ em chỉ là hiện tượng tự nhiên của con người một khi muốn tự rèn luyện ý chí tự lập và thể hiện cá tính, cũng như muốn được sống độc lập. Do vậy, khi cha mẹ gặp phải tình huống trẻ bướng cũng đừng quá bực mình mà chỉ cần thực hiện những phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ. 

Những nguyên nhân tâm lý khiến trẻ không vâng lời :

- Thiếu hụt tình cảm vì cha mẹ không có thời gian dành cho trẻ hoặc trẻ bị cư xử quá khắc nghiệt. Chính vì thế, trẻ luôn luôn tìm kiếm sự chú ý. Bướng bỉnh hay chống đối là một trong những cách để trẻ lôi kéo sự chú ý của người khác, thể hiện vai trò của mình. Chẳng hạn, nếu cha mẹ nói: ''Không nghe lời hãy liệu hồn'' thì những lời đe dọa như thế thường kích thích đứa trẻ bướng bỉnh, nó muốn đương đầu với cha mẹ và xem mình có quyền hạn tới đâu.

- Do cha mẹ, ông bà quá nuông chiều hoặc người lớn có sự mâu thuẫn trong việc đưa ra các giới hạn được phép và không được phép. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ thường mè nheo người bênh vực trẻ, người không cấm đoán và trở nên bướng bỉnh với mọi người để được chiều theo ý thích.

- Sức khỏe thể chất của trẻ. Khi trẻ ốm, mệt trẻ cũng dễ bướng bỉnh hơn lúc trẻ khỏe mạnh. Chăm lo việc ăn uống, sinh hoạt cho con tốt, phòng tránh bệnh tật cho con cũng là cách giúp trẻ bớt bướng bỉnh.

1. ĐỘNG VIÊN VÀ KHEN NGỢI CON

Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng như phản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.

Chính bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” bạn cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

2. CÓ SỰ KIÊN NHẪN

Nếu bạn muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rang, sẵn sàng giúp bạn. Bố mẹ cũng nên tránh “chen ngang” việc mình muốn con làm khi chúng đang mải miết với những vấn đề riêng mình.

Bất cứ việc gì bạn muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến bạn nổi điên vì không thèm để tâm đến việc bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn có việc gấp, hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu bạn dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.

3. ĐỪNG ÁP ĐẶT

Bạn là cha mẹ và bạn biết điều gì là tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên bạn thường không để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, bắt con làm những việc mà chúng không muốn. Bạn thường không cần hỏi hoặc luôn ra lệnh mỗi khi bạn muốn con làm điều gì đó.

Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc bạn nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu bạn lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.

Vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con. Đừng để con thấy rằng bạn là cỗ máy cứng nhắc chứ không phải là bố mẹ mình.

4. GIỮ BÌNH TĨNH

Bạn không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ vì con không lắng nghe hay làm theo những điều bạn muốn. Bởi vì có thể việc bạn muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con.

Ở những tình huống như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn và hiểu con của mình. Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình. Tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng con. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.

5. PHỚT LỜ NHỮNG YÊU SÁCH KHÔNG THỎA ĐÁNG CỦA CON

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con có thể là một chiến lược hữu ích.

Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và quan tâm.

6. TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ TỪ CHUYÊN GIA

Là cha mẹ, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Bạn cần phải nhìn nhận ra vấn đề, đừng cho rằng đó là hành vi bình thường mà đứa trẻ nào cũng có. Bởi vì như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen xấu, sai lầm trong lối sống…, ảnh hưởng đến bạn và con mai này.

Nếu bạn nhận thấy con bướng bỉnh ngoài vòng kiểm soát của mình, hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn - họ sẽ có cách giúp bạn.




'Tôi viết đơn này, trước hết xin nhận mọi khuyết điểm về phần mình khi quyết định cho cháu nhà là học sinh dốt, không giỏi, không tiên tiến', Ngọc Thạch viết.

Trẻ con luôn là niềm vui nhưng đôi khi cũng là những nỗi lo của các ông bố bà mẹ. Để uốn nắn những đứa trẻ là rất khó. Nhất là khi chúng làm sai, nhiều người không biết cách để phạt thế nào cho đúng và hiệu quả. Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ ức chế mà đánh chúng, đó là không nên. Dưới đây là 7 phương pháp phạt con rất khoa học và thông minh giúp bạn biết cách phạt con như thế nào cho đúng.

Copyright © 2016 Vilaco.,JSC - Thiết kế website : www.vietads.net.vn