Bạn khó chịu về mùi nấm mốc khó chịu khi mở máy giặt?
Bạn đã dùng nhiều cách để khử mùi nhưng không hiệu quả?
Hãy cùng bột giặt Sense tìm hiểu nguyên nhân gây ra các mùi khó chịu này tìm cách khắc phục chúng triệt để nhé.
Nguyên nhân gây mùi khó chịu trong lồng giặt
Một ngày đẹp trời bạn mở cửa lồng giặt để lấy quần áo thì bị sốc bởi mùi khó chịu, meo mốc xông thẳng vào mũi. Bạn không hài lòng với chuyện này tí nào, vậy nguyên nhân do đâu mà bên trong máy giặt lại có mùi hôi như vậy, chỉ có thể do hai yếu tố sau đây:
1. Ống dẫn nước thải: Sau mỗi mẻ giặt thì nước thải đã không được thoát hết qua đường ống, lâu ngày làm đọng nước tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Đây là nguyên nhân dẫn đến bên trong máy giặt có mùi hôi khó chịu.
2. Lồng máy giặt có mốc: Vì điều kiện bên trong máy luôn ẩm ướt và bị đóng kín cửa thường xuyên. Đây là môi trường tốt dẫn đến mốc meo, ẩm thấp gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng quần áo khi giặt.
Xử lý mùi hôi nhanh chóng chỉ trong 4 bước
Theo các chuyên gia và thợ sửa chữa thì bạn nên vệ sinh lồng giặt bên trong cũng như đường ống thải của máy giặt định kỳ. Tùy thuộc vào cách sử dụng cũng như khối lượng giặt giũ lớn hay không mà bạn tự cân đối thời gian cho phù hợp (khoảng cách lý tưởng vệ sinh lồng giặt là 2 tuần).
- Bước 1: Dùng một miếng vải cotton mềm thấm ướt bằng giấm, rồi lau sạch vỏ máy giặt
- Bước 2: Bạn cần cho vào lồng giặt 2 ly nước giấm (có thể thay bằng chanh). Kế tiếp bạn bật máy giặt lên và chạy chu trình giặt cùng nước nóng nhất để loại bỏ sạch sẽ các mùi hôi, bẩn bám hay cặn bột xà phòng còn đọng lại.
* Lưu ý khi dùng nước nóng cho máy giặt: Bạn có thể sử dụng nguồn nước trực tiếp (thường áp dụng cho máy giặt cửa trước) của máy hay lấy nước từ ngoài (sử dụng cho máy giặt cửa trên). Tùy theo chất liệu lồng giặt mà bạn nên chọn nhiệt độ nước vừa phải, tránh làm biến dạng, hỏng hóc máy.
- Bước 3: Để loại bỏ triệt để nấm mốc cũng như cặn bột giặt sót lại, bạn tiếp tục chà xung quanh cạnh của nắp/cửa bằng miếng vải cotton thấm đẫm giấm.
- Bước 4: Tháo hộp đựng chất tẩy rửa và nước xả, chà sạch chúng trong chậu nước. Sau khi lau khô ngăn này thì hãy lắp trở lại vị trí cũ.
Tẩy sạch nấm mốc trong lồng giặt
Đối với mốc meo khó vệ sinh, bạn có thể dùng đến hóa chất hay dung dịch tổng hợp từ giấm ăn và baking soda. Sau đó bạn khởi động máy giặt chạy chương trình để làm sạch lồng giặt. Tuy nhiên, bạn muốn diệt tận mùi hôi, nấm mốc thì hãy làm theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Rút dây nguồn máy giặt ra trước khi vệ sinh
- Bước 2: Đối với máy giặt cửa trên và cửa trước thì những góc xuất hiện nấm mốc khác nhau:
+ Máy giặt cửa trước: Bạn hãy dùng khăn giấy để chà mép cao su viền quanh khung cửa. Trước tiên là lau bên ngoài, tiếp đến là bên trong.
+ Máy giặt cửa trên: Dùng miếng xốp bọt biển (miếng rửa chén mềm) để cọ sạch khoan chứa xà phòng và ngăn chứa nước xả vải.
- Bước 3: Hoạt động máy giặt, điều chỉnh nhiệt độ nóng và chu trình giặt lâu nhất
- Bước 4: Cho thêm vào lồng giặt 2 tách giấm ăn vào nước, cháy máy giặt mà không bỏ quần áo vào
- Bước 5: Bạn tiếp tục cho chạy thêm một chu kỳ nữa cùng với 2 tách dung dịch tẩy rửa (điều chỉnh nhiệt độ nóng và chu trình giặt lâu nhất).
Một số lưu ý khác khi khử mùi hôi cho máy giặt
1. Sau mỗi 2 tuần, bạn nên để máy giặt hoạt động không có quần áo cùng hỗn hợp giấm và baking soda một lần.
2. Để hong khô lồng giặt và hạn chế ẩm mốc bên trong, bạn nên mở hé cửa sau mỗi chu trình giặt.
3. Bạn nên dùng xà phòng dạng lỏng để tránh tình trạng cặn bột giặt còn bám lại trong đường ống thoát nước.
4. Thường xuyên kiểm tra miếng đệm cao su ở cửa máy giặt, có thể dùng máy sấy để làm sạch bụi bẩn (đối với máy giặt cửa trước).
5. Làm sạch hộp chứa bột giặt và nước xả vải sau mỗi lần giặt.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cùng thoe dõi chuyên mục Mẹo vặt gia đình của Sense để bỏ túi nhiều mẹo vặt hữu ích dành cho gia đình nhé!