Trong xã hội hiện đại ngày nay, các bậc phụ huynh dường như quá đỗi bận rộn với công việc của mình mà đôi khi thiếu đi sự quan tâm các con. Trong khi đó, các mẹ có biết rằng, những từ ngữ cha mẹ nói với trẻ mỗi ngày, có những từ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, hình thành và phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, thông minh, tốt bụng và tự tin hơn. Vậy nên, hãy lựa chọn những câu nói, những sự biểu đạt thông minh để giúp bé làm quen và trở nên tự tin hơn.
Hãy cùng các chuyên gia của bột giặt Sense thảo luận về vấn đề cốt lõi, mang tính giá trị cao " Mẹ thông thái - Con tự tin " trong bài viết này nhé !
Mẹ thông thái - Con tự tin
Elizabeth Cady Stanton – nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ - đã từng có một câu nói rất nổi tiếng đại ý rằng: Làm mẹ là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý. Đó là nghề đòi hỏi nhiều tri thức nhất trong lĩnh vực khoa học nhân bản. Đó cũng là món quà thiêng liêng nhất mà Tạo Hóa ban tặng cho người phụ nữ. Ai đã từng làm mẹ mới càng thấm thía câu nói này.
Mẹ thông thái – Là chuyên gia dinh dưỡng của con
Ngay từ khi em bé lọt lòng, người mẹ đã chính thức trở thành chuyên gia dinh dưỡng của con với những dòng sữa ngọt ngào đầu tiên. Có thể vụng về, có thể bỡ ngỡ, nhưng với bản năng tuyệt vời của một người mẹ, bạn sẽ tự biết cách cho bé bú và bé cũng sẽ tự biết cách tìm đến nguồn sống của mình. Trong thời gian cho bé bú, bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 2L nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả để nguồn sữa luôn dồi dào và đủ chất.
Khi đến thời kỳ ăn dặm, chuyên gia dinh dưỡng – chính là bạn – cũng cần học hỏi rất nhiều từ sách báo hoặc người thân để có chế độ ăn hợp lý cho con theo từng giai đoạn, từng độ tuổi. Thức ăn cho bé nên phong phú đa dạng, để tránh làm bé nhàm chán mà trở nên biếng ăn. Không nên dọa nạt hay ép bé ăn khi bé không thực sự muốn. Bạn cần lắng nghe con, thấu hiểu sở thích ăn uống của con để điều chỉnh sao cho bữa ăn của con được vui vẻ và mẹ được thoải mái tinh thần.
Đối với trẻ lớn hơn, con sẽ cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn cho mọi hoạt động như học tập, vui chơi khám phá. Do đó, mẹ thông thái cũng cần phải tìm hiểu chế độ ăn hợp lý, thêm nhiều bữa ăn phụ bổ sung để giúp trẻ có được năng lượng dồi dào cho cả ngày năng động.
Mẹ chính là người bên cạnh đầu tiên chăm lo con
Mẹ thông thái – Là bác sĩ đa khoa của con
Không nỗi lo lắng nào sánh bằng nỗi lo của người mẹ khi con mình bị bệnh, nhất là đối với những người làm mẹ lần đầu. Nhưng từ những lo lắng ban đầu đó, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức về y khoa, về những căn bệnh thường gặp của trẻ em và cách xử lý chúng ra sao. Mẹ thông thái - Con tự tin, không lo đau ốm. Các bà mẹ cần học cách quan sát để biết được những dấu hiệu của bệnh để từ đó bình tĩnh xử lý, chứ không nên quá lo lắng đến mất ăn mất ngủ hoặc đưa ngay con đến bệnh viện hay cơ sở y tế vì rất có thể bệnh của con đang từ nhẹ lại thành nặng hơn hoặc con có thể bị mắc bệnh khác do lây nhiễm chéo. Trường hợp đã có những dấu hiệu nặng của bệnh, cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ cho con, mặc quần áo cho con phù hợp với thời tiết, sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách, tăng cường khả năng miễn dịch cho con, không nên giữ con trong phòng kín quá lâu dễ là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi…
Hãy luôn chú ý và nhắc nhở con về thói quen vệ sinh để đảm bảo sức khỏe
Mẹ thông thái – Là người xây dựng sự tự tin năng động cho con
Con khỏe mạnh thông minh, tâm hồn phong phú yêu thiên nhiên yêu con người, nhưng rụt rè nhút nhát trước đám đông, không tự tin đưa ra ý kiến của mình hoặc phản biện ý kiến của người khác thì liệu bà mẹ thông thái đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa? Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng nối vòng tay rộng lớn khắp năm châu, liệu bạn có muốn con mình lúc nào cũng núp sau lưng mẹ, không dám làm quen với bạn mới, không dám tự tin thể hiện con người mình? Chắc chắn là không rồi! Vậy làm thế nào để dạy con tự tin?
Hãy truyền cảm hứng và nâng cao tinh thần của con bằng sự động viên, khen ngợi một cách đúng đắn qua những hành động tốt của bé. Mỗi một lời khen của bố mẹ sẽ đều tác động rất lớn đến tâm trạng của các con.
An ủi, động viên con
La mắng trong cơn tức giận sẽ khiến bạn nói những lời tổn thương đến các con
Trẻ nhỏ thường vô thức kiểm nghiệm phản ứng của cha mẹ bằng các hành vi chưa ngoan. Khi đó, trẻ như thể đang nói với cha mẹ rằng: “Mẹ có còn yêu con thậm chí nếu con làm thế này không?”. Câu trả lời mà trẻ mong đợi từ cha mẹ phải thật rõ ràng: “Tất nhiên rồi! Mẹ rất hạnh phúc vì có con. Nếu mẹ có thể chọn trong số tất cả đứa trẻ trên thế giới này, mẹ sẽ chọn con.” Cách nói này giúp trẻ phát triển tâm lý và tư tưởng lành mạn
Dạy con suy nghĩ tích cực
Một trong những lỗi lầm phổ biến nhất của các ông bố bà mẹ là luôn mắng con hư mỗi lần con làm việc xấu, thậm chí có nhiều người còn dùng những từ ngữ rất nặng nề để mắng nhiếc con như “Đồ vô ơn!”, “Sao mẹ lại đẻ ra một đứa con bất hiếu như con nhỉ?” hay “Mẹ chưa thấy đứa nào hư đốn như con!”… Và như vậy, bạn đã găm vào đầu con trẻ những từ ngữ đó, khiến cho nhận thức non nớt của con vô hình chung đã tự nhận những tính cách đó về mình. Một đứa trẻ luôn nghĩ mình là hư đốn, là vô ơn, là bất hiếu… thì rất khó có thể trở thành một con người tự tin được! Con có hành vi xấu hoặc sai trái không có nghĩa là bản chất con như vậy. Người mẹ thông thái cần phân biệt được điều đó để có cách xử lý đúng hơn. Dùng động từ để nói về hành vi không đúng của con thay vì dùng tính từ để gán cho con một tính cách xấu nào đó. Hãy nói “Mẹ rất lo vì dạo này con hay ngủ quên đến 30 phút rồi cuống cuồng đi học muộn. Có việc gì xảy ra với con thế?” thay vì “Đồ lười biếng, ăn trưa ngủ trướng! Chỉ tổ nuôi tốn cơm tốn gạo!”
Đồng thời, bạn cần giải thích rõ vì sao hành động đó của con là sai và hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả gì, để con nhìn nhận được sự việc và rút kinh nghiệm không lặp lại hành động đó nữa. Nếu không giải thích mà chỉ mắng mỏ và phạt con thì trẻ sẽ ko thấy được lỗi của mình và tiếp tục mắc những lỗi đó về sau.
Bên cạnh đó, khi con có những hành động tốt, bạn không nên quên động viên con, khuyến khích con, khen ngợi con, công nhận những cố gắng nỗ lực của con. Trẻ sẽ rất vui khi nghe thấy những điều đó và lấy đó làm động lực về sau. Con sẽ tự tin làm những việc mà con đã từng được mẹ khen, sẽ chia sẻ với bạn bè mình về những việc tốt đó. Như vậy, mức độ tự tin sẽ được lan truyền.
Khen ngợi con
Động viên, khen ngợi mỗi một thành tích nhỏ của con sẽ giúp con tự tin hơn
“À, phòng con sạch ghê!”, “Òa! Giường con được dọn gọn gàng rồi kìa!”, “Con gấp quần áo cẩn thận quá! Giỏi lắm”... Những cụm từ này giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và lòng tin của cha mẹ dành cho mình và khiến trẻ biết được những nỗ lực của bản thân được coi trọng và đánh giá cao. Hơn nữa, những lời khen ngợi cũng tạo ra cảm xúc vui sướng và tích cực ở trẻ, khiến trẻ lặp lại các hành vi được khen ngợi. Đây chính là một trong những phương pháp rất hữu hiệu, biểu hiện cho việc " Mẹ thông thái - Con tự Tin "
Xin lỗi con
Làm cha mẹ không thể tránh được những lần cư xử thiếu phù hợp. Quan trọng là cha mẹ cần dũng cảm thừa nhận và nhận sự tha thứ từ trẻ. Cách làm này khiến trẻ hiểu được giá trị và vai trò của bản thân trẻ luôn được coi trọng. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể nhân cơ hội đó để dạy trẻ về tinh thần dám chịu trách nhiệm về hành vi chưa ngoan, xin được tha thứ và không lặp lại hành vi đó.
Dạy trẻ thể hiện cảm xúc cá nhân
Việc đè nén cảm xúc tiêu cực trong thời gian quá dài có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý và rối loạn thần kinh chức năng. Trẻ có quyền được thể hiện cơn giận dữ và nên được tự do thể hiện cảm xúc nếu trẻ bị mất món đồ chơi yêu thích hay khi bị đau. Không cho phép trẻ biểu lộ các cảm xúc tiêu cực chính là ngăn cấm trẻ sống đúng với tình cảm chân thật của bản thân. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc mà không gây nguy hại cho mọi người xung quanh.
Cách đối phó nỗi sợ hãi
Hãy để bé học được cách tự lập, đối mặt với khó khăn
Với một đứa trẻ, một trong những bài học đầu đời quan trọng là hiểu được không ai không sợ hãi một thứ gì đó. Nếu trẻ sợ hãi, phụ huynh đừng ngần ngại chia sẻ với trẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của bản thân về cách vượt qua nỗi sợ hãi.
Các bậc phụ huynh thường sử dụng đại từ “chúng ta” để miêu tả mối quan hệ với trẻ, chẳng hạn như: “Chúng ta sẽ lên lớp hai sớm thôi.” hay “Chúng ta đến nhà trẻ nào.” Khi trẻ mới chào đời, mối liên kết giữa mẹ và trẻ sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ dần trưởng thành, cách nói này cản trở sự phát triển và tính độc lập về mặt tâm lý của trẻ.
Khả năng độc lập là phẩm chất cần có của mỗi đứa trẻ. Các nhà tâm lý học tin rằng mục đích của giáo dục là giúp trẻ trở thành người giám sát tốt nhất của bản thân trẻ, và điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là sử dụng đại từ “con”. Những khó khăn, vấp ngã đầu đời luôn khiến trẻ chùn bước. Đó có thể là lần đầu bị điểm kém, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không chiến thắng tại những cuộc thi. Những lúc như thế, nếu ứng xử không khéo, sự tự tin của bé có thể giảm đi rất nhiều. Bởi vậy, là một ông bố bà mẹ thông thái, hãy tự rèn luyện cho mình những cách ứng xử khéo léo để nâng đỡ và hỗ trợ cho trẻ một tính cách độc lập, tự tin ngay từ lúc còn nhỏ.
Với những ý kiến từ các chuyên gia của Sense, các mẹ đã hiểu thế nào là một bà mẹ thông thái chưa ạ ? Tất nhiên, mỗi một bà mẹ đều sẽ có những cách dạy trẻ khác nhau tuy nhiên nếu bạn còn đang loay hoay tự hỏi " Mẹ thông thái - Con tự tin " như thế nào thì hãy tham khảo bài viết này của Sense nhé !