Một điều thực tế đã chứng minh, trẻ càng bị bệnh càng phải giữ cơ thể sạch sẽ. Nếu các mẹ đang tìm kiếm một biện pháp trị cảm cho bé dứt điểm vừa nhanh vừa hiệu quả thì tắm nước gừng sẽ là gợi ý vô cùng lý tưởng!
Trẻ bị cảm không nên tắm - Quan niệm hoàn toàn sai lầm
Mẹ đừng sợ trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh mà không tắm nhé. Nếu không tắm trẻ lại càng dễ nhiệm bệnh nặng hơn. Các bác sĩ cho rằng việc tắm đúng cách không hề tác động xấu đến sức khỏe của trẻ đang ốm.
Bảo bọc bé yêu sau khi sinh là cần thiết, tuy nhiên có những quan niệm mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Những triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như cảm, ho, sổ mũi vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ là điều cần thiết.
Mẹ càng kiêng tắm rửa, trẻ càng lâu hết cảm, cảm giác khó chịu và quấy khóc hơn. Lâu dần có thể da trẻ bị nổi mẩn, hăm, hoặc trầy xước do gãi. Bệnh vì thế mà lâu khỏi bệnh hơn.
Nguyên tắc tắm chuẩn
Có một số quy tắc nhất định khi tắm cho trẻ bị bệnh đường hô hấp. Đó là không để trẻ bị nhiễm lạnh thêm. Sense gợi ý mẹ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Biết tắm cho bé đúng cách sẽ tránh cho bé không bị nhiễm lạnh và ít bị cảm cúm
1.Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh
2.Nơi trẻ tắm cần phải kín gió
3.Có thể tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm tăng nhiệt độ không khí cả đồng thời tăng độ ẩm làm hạn chế hiện tượng bốc hơi nước
4.Tắm nhanh cho trẻ, tránh cho bé ngâm nước quá lâu
5.Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần.
6.Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay phần ấy và quấn khăn cho trẻ. Đến khi tắm xong hết thì mẹ thay quần áo sạch sẽ cho bé.
Tắm gừng tốt cho trẻ bị cảm
Tắm gừng là phương pháp dân gian hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng để tắm cho bé bị cảm. Cách tắm này cũng được các nhà khoa học công nhận. Không chỉ giúp giải cảm, tắm gừng cũng rất tốt cho làn da mỏng manh của bé. Đồng thời da của trẻ sẽ khỏe mạnh, giảm mụn, ngứa và rôm sảy hơn.
Ngoài ra, duy trì tắm gừng ngay khi bé không bị bệnh còn giúp lưu thông máu. Các nghiên cứu chỉ ra gừng có chứa rất nhiều chất kẽm và crôm, magiê, giúp trẻ tăng tuần hoàn máu và đảm bảo cung cấp ôxy đầy đủ tới cơ thể.
Hiệu quả bất ngờ từ việc nấu nước gừng tắm cho bé sơ sinh vô cùng đơn giản
Cách tắm gừng theo từng mức độ cảm
- Trẻ mới chớm cảm: Mẹ cần chuẩn bị 3 nhánh gừng, giã nhuyễn. Sau đó cho gừng vào chén nước sôi. Để 15 phút khi tinh dầu dừa hòa tan với nước ấm thì cho hỗn hợp vào chậu nước ấm đã được chuẩn bị sẵn để tắm cho trẻ.
- Tắm cho trẻ khoảng 5-10 phút rồi quấn khăn ấm, mặc nhanh quần áo để trẻ không bị nhiễm lạnh. Nếu nhà có bồn tắm, mẹ có thể đổ nước ngang ngực và cho trẻ nằm vào trong, vừa tắm vừa massage chân, ngực cho trẻ.
- Bé bị cảm nhẹ: Chuẩn bị hỗn hợp gừng, sả. Rửa sạch, cho vào xoong nấu sôi khoảng 10 phút để tinh dầu tiết ra hết sau đó cho vào chậu tắm nhỏ, dùng xông hơi cho trẻ.
- Mẹ và bé cùng vào nhà tắm, kín gió, đóng cửa xông bằng hơi nước nóng bốc ra. Khi hơi nước tỏa ra ấm thì bạn nhẹ nhàng cởi đồ ra cho trẻ. Sau 5-7 phút thì lấy khăn sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch vào cho trẻ. Cách này áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên.
- Trẻ cảm không dứt: Sử dụng 200gr gừng già giã nát, sau đó cho vào nước ấm để tắm cho trẻ. Khi tắm, hãy cho trẻ ngâm cả người đến phần ngực trong khoảng 5 phút. Sử dụng thêm tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân và sau lưng với cổ cho trẻ rồi đi tất chân mặc ấm. Cách này sẽ giúp trẻ nhanh hết bệnh và phòng ngừa cảm rất hiệu quả.
Để tránh cho con không bị mắc cách bệnh về đường hô hấp và nhanh hết cảm, các mẹ thông thái hãy áp dụng ngay cách tắm bé sơ sinh bị cảm bằng nước gừng vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện này nhé!
Nguồn: Yêu Trẻ Thơ