1. Tuyệt đối không được tiếp xúc với người lạ.
Tuyệt đối không được tiếp xúc với những người lạ măt, không nhận quà bánh, không đi theo hay trò chuyện với bất kì người lạ mặt nào, đặc biệt là những người cố tình bám theo các con.
Dạy các con biết chia sẻ, biết giúp đỡ nhưng cũng nên dạy các con không có bất kì người lớn tốt bụng nào nhờ trẻ con làm việc này, giúp đỡ việc kia. Nếu thực sự cần sự giúp đỡ, họ sẽ đi cậy nhờ một người trưởng thành khác. Con có quyền được phép cương quyết và được phép nói “Không” với bất cứ ai, bao gồm cả người lớn, thậm chí cả với họ hàng và bạn bè khi họ cố tình có những hành vi khiến cơ thể con khó chịu theo bất cứ cách nào
Khi gặp những tình huống như vậy, các con nên trả lời quả quyết rằng:” Cháu không quen cô/chú. Mẹ/bố cháu ở kia, để cháu hỏi ý mẹ/bố”.
Nếu người lạ mặt vẫn tiếp tục hỏi han, đi theo bé, bé cần hét lên thật to, kéo dài và dõng dạc: “Người này không phải bố/mẹ cháu” để người xung quanh có thể đến cứu.
Dạy bé cách nói "KHÔNG" trước người lạ mặt.
2. Những “người lạ an toàn”
Dạy bé cách nhận biết những” người lạ an toàn” cũng rất quan trọng trong việc giáo dục cho bé những kĩ năng bảo vệ bản thân trước người lạ mặt. Bố mẹ hãy miêu tả chi tiết, cụ thể cho bé về những “người lạ an toàn” như cảnh sát giao thông , bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị… những người bé có thể nhờ giúp đỡ khi bị lạc hay bị theo đuôi bởi .một đối tượng khả nghi nào đó.
3. Tạo thói quen “đi thưa về gửi”
Bố mẹ hay các bậc người lớn nên giáo dục con thật kĩ về thói quen “ đi thưa về gửi”. Đó không chỉ là một thói quen đạo đức tốt cho các bé, mà còn chính là một cách hữu ích để bố mẹ bảo vệ con, cũng như các con tự bảo vệ chính mình. Bé phải xin phép và nhận được sự đồng ý của người lớn trước khi ra ngoài, tuyệt đối không tự tiện đi mà không thông báo cho bố mẹ hay người lớn trong gia đình.
Thường xuyên tâm sự cùng bé để thấu hiểu cũng như bảo vệ bé khỏi những tình huống xấu.
4.Thường xuyên tâm sự với bé
Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bé vừa để hiểu bé hơn, vừa là cách để sơm phát hiện nếu bé có những biểu hiện không bình thường, từ đó bố mẹ phân tích cho trẻ biết đâu là câu chuyện an toàn, tốt cho trẻ, đâu là những tình huống có thể khiến trẻ bị đau, gặp nguy hiểm,…
Dạy bé về quyền riêng tư của bé, bất kì ai cũng không được phép chạm vào “vùng kín” của con, và con cũng không được phép chạm vào “vùng kín” của bất cứ ai. Cơ thể của mỗi người là đặc biệt và riêng tư, bất khả xâm phạm.
Bên cạnh đó, dạy cho con biết việc một ai đó dạy con phải giữ bí mật là điều không nên. Nếu gặp phải tình huống đó, con phải nói ngay cho bố mẹ hay thầy cô giáo ở trường.
Cùng bé xem và phân tích những phóng sự về bắt cóc trẻ em là một phương pháp giảng giải dễ hiểu cho bé về cách nhận biết và xử lý khi gặp phải tình huống này.
5. Dạy trẻ thuộc lòng số điện thoại của bố/mẹ hoặc người thân nhất
Đáng mừng là, hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã nhận biết được giá trị của việc dạy bé học thuộc lòng số điện thoại để phòng những trường hợp trẻ bị lạc. Hãy dạy cho trẻ học thuộc lòng số điện thoại của cha mẹ, anh chị, ông bà để khi bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ.
Dạy bé không được giữ bí mất với bất kì người lạ mặt nào, nếu gặp tình huống đó phải nói ngay cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo.
6. Luôn theo sát con khi đến nơi đông người
Đến những nơi đông người như siêu thị, công viên, vườn trẻ,… bé thường dễ dàng bị thu hút bởi những yếu tố thú vị, mới lạ xung quanh, và bị tuột mất khỏi tầm tay cha mẹ. Vì vậy, các bố mẹ lưu ý luôn luôn theo sát con, tránh lơ là nơi đông người để không bị lạc mất con.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Cha mẹ nên sát sao con hơn, dành thời gian hàng ngày để cùng con trang bị những kĩ năng cần thiết khi ra ngoài đường, tránh những trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Để tránh những tình huống đán tiếc, các bậc cha mẹ nên luôn dõi theo và tâm sự giáo dục cùng con những quy tắc tự bảo vệ bản thân ngay từ khi bé biết nhận thức để bé có thể tự ý thức và biết cách xử lý khi gặp phải những tình huống tương tự nhé!